Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phòng và trị bệnh phó thương hàn heo

Là một bệnh khá phổ biến của heo; bệnh hay xảy ra ở thể cấp tính trên heo con, heo choai; trái lại trên heo sinh sản thì bệnh diễn ra khá âm thầm và hay gây ra dấu hiệu rối loạn sinh sản.

Đặc điểm: Là một bệnh khá phổ biến của heo; bệnh hay xảy ra ở thể cấp tính trên heo con, heo choai; trái lại trên heo sinh sản thì bệnh diễn ra khá âm thầm và hay gây ra dấu hiệu rối loạn sinh sản.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh gây ra do vi trùng phó thương hàn heo. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá. Nhiệt độ > 60 - 70°C, các chất sát trùng thông thường tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đư ng tiêu hoá (thức ăn, nước uống)

Xác định triệu chứng lâm sàng

  • Heo sốt (41,5-420C), không bú, kém ăn nôn mửa, tiếp đến ỉa chảy, phân lỏng màu vàng mùi hôi thối, heo thở gấp, ho và hay liếm láp ở máng nước, sân giếng, nền sân chơi... Trên da xuất huyết từng vệt màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực. Do ỉa chảy nhiều nên heo bị còi cọc, gầy yếu nhiều, con mắt sưng, đầu phù. Tỷ lệ chết có thể tới 80 - 90%. Nếu ghép với bệnh dịch tả thì bệnh trầm trọng hơn.

Xác định bệnh tích

  • Lách sưng to, dai như cao su màu xanh sẫm.
  • Thận có điểm xuất huyết đỏ ở vỏ.
  • Niêm mạc dày, ruột viêm đỏ, nhăn nheo có điểm xuất huyết, các vết loét đỏ bằng hạt đậu, hoại tử biến thành khối vàng như bột cám. vết loét không giới hạn, không có b ờ, nhiều khi kéo dài thành từng mảng, từng vệt. Gan có nhiều điểm hoại tử như hạt kê, phổi tụ máu.

Chẩn đoán bệnh

  • Dựa vào triệu chứng của bệnh (đã nêu ở phần triệu chứng).
  • Bệnh xẩy ra không ồ ạt, chủ yếu ở heo con, các dấu hiệu của bệnh thường tập trung ở đường tiêu hoá.
  • Đề ra biện pháp đối phó khi có tình huống bệnh

Xử lý heo đã chết

  • Nên tiêu hủy vì có thể gây ngộ độc cho người ăn thịt heo bệnh, chết

Xử lý heo đang bệnh

  • Kháng sinh: Sử dụng amoxicillin kết hợp với gentamycin hoặc có thể thay thế bằng một trong những thuốc sau enrofloxacin, marbofloxacin.
  • Kết hợp chữa triệu chứng ỉa chảy bằng các chất chát (tannin); bồi dưỡng chăm sóc tốt, tăng cư ờng bổ sung vitamin. Nếu trường hợp ỉa chảy nặng cần tiêm thêm atropin.

Chú ý: Điều trị bệnh phó thương hành cho heo hiện nay khá phức tạp, do tính kháng thuốc và vi khuẩn chứa nội độc tố cho nên cần kết hợp nhiều thuốc và phải bằng biện pháp tổng hợp thì mới đạt được hiệu quả.

Xử lý heo chưa bệnh

  • Cho uống neomycin, sulfaguanidin, bổ sung men tiêu hóa như TD. Bacillus enzyme.

Xử lý môi trường chăn nuôi heo

  • Cần tiêu độc chuồng nuôi với BKA, Farmfluid...

Phòng bệnh

  • Thực hiện vệ sinh và áp dụng quy trình chăn nuôi
  • Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống tốt.
  • Dùng vắc xin
  • Dùng  vắc xin vô hoạt (XNT. T. Y. TW) sản xuất, tiêm 2 lần cách nhau 1 tuần cho heo 20 ngày tuổi (3 - 4ml); có thể tiêm cho heo mẹ trước khi đẻ.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645