Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Tác dụng của thuốc và các nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Thuốc dùng ở tổ chức nào, cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó

Tác dụng của thuốc

Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu:

  • Thuốc dùng ở tổ chức nào, cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó như dùng cồn Iode, xanh Methylen bôi trực tiếp vào các vết thương, vết loét của cá bệnh. Ca(OCl)2 tác dụng khử trùng bên ngoài cơ thể cá.
  • Tác dụng cục bộ của thuốc không chỉ xảy ra ở bên ngoài cơ thể mà cả bên trong như một số thuốc vaò ruột ở đoạn nào phát huy tác dụng ở đoạn ấy.
  • Tác dụng hấp thu là thuốc sau khi vào cơ thể hấp thu đến hê thống tuần hoàn phát huy hiêu quả như dùngSulphathiazin trị bênh đốm đỏ.

Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp:

  • Căn cứ vào cơ chế tác dụng của thuốc chia ra tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp. Tổ chức tế bào cơ quan nào đó của người cũng như sinh vật tiếp xúc với thuốc phát sinh ra phản ứng thì gọi là tác dụng trực tiếp của thuốc, còn tác dụng gián tiếp là do tác dụng trực tiếp mà dẫn đến một số cơ quan khác phát sinh ra phản ứng.

Tác dụng lựa chọn của thuốc:

  • Tính mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể sinh vật với thuốc không giống nhau nên tác dụng trực tiếp của thuốc với các tổ chức cơ quan của cơ thể sinh vật cũng có khả năng lựa chọn. Do quá trình sinh hoá của tế bào tổ chức của các cơ quan không giống nhau, tế bào tổ chức của cơ quan nào phân hoá càng cao, quá trình sinh hoá càng phức tạp thì khả năng can thiêp của thuốc càng lớn nên tính mẫn cảm với thuốc càng cao như hê thống thần kinh.
  • Tuy mỗi tổ chức cơ quan có đặc trưng riêng nhưng trên một số khâu có sự giống nhau nên nhiều loại thuốc ngoài khả năng lựa chọn cao đối với các tế bào của cơ quan ra còn có thể tác dụng trực tiếp với một số tổ chức cơ quan khác. Nhất là lúc lượng thuốc tăng. Vì vậy tính lựa chọn của thuốc cũng mang tính tương đối.
  • Hiên nay dùng một số hoá chất để tiêu diêt sinh vật gây bênh có tính lựa chọn tương đối cao nên với nồng độ không độc hại với cơ thể ký chủ nhưng can thiêp được quá trình sinh hoá riêng của sinh vật gây bênh nên phát huy hiêu quả trị liêu cao.
  • Những sinh vật gây bênh ký sinh trong cơ thể ký chủ có khả năng thích ứng càng cao chứng tỏ quá trình sinh hoá càng gần với tổ chức ký chủ nên tiêu diêt nó rất khó như virus ký sinh trong tế bào tổ chức của người cũng như sinh vật.
  • Ngoài một số thuốc có tính chất lựa chọn cao với các tổ chức cơ quan ra có một số thuốc lại có tác dụng độc hại đối với tế bào chất nói chung. Thuốc vào cơ thể can thiêp quá trình sinh hoá cơ bản nhất của bất kỳ tế bào chất nào vì vậy mà tác dụng đến sự sống của tất cả các tổ chức cơ quan như các Ion kim loại mạnh kết hợp với gốc SH của men làm rối loạn chức năng hoạt động của hê thống men nên tế bào tổ chức không ttổng hợp được Protein.

Tác dụng chữa bênh và tác dụng phụ của thuốc:

  • Dùng thuốc để chữa bênh nhằm mục đích tiêu diêt nguyên nhân gây bênh và các triêu chứng bênh nên thường người ta dùng thuốc chữa bênh lại có thêm thuốc bồi dưỡng khôi phục lại chức năng hoạt động của các tổ chức cơ quan.

Trong quá trình sử dụng thuốc tuy đạt được mục đích chữa lành bênh nhưng có một số thuốc gây ra một số phản ứng phụ có thể tác hại đến cơ thể như:

  • Do tính toán không chính xác nên nồng độ thuốc quá cao, một số thuốc duy trì hiêu lực tương đối dài ở trong nước. Có khi dùng nồng độ thuốc trong phạm vi an toàn nhưng điều kiên môi trường biến đổi xấu hoặc cơ thể động vật thuỷ sản yếu cũng dễ bị ngộ độc, với các bênh ở bên trong cơ thể động vật thuỷ sản phải dùng thuốc trộn với thức ăn nhưng có một số động vật thuỷ sản không ăn nên tính lượng thuốc khó chính xác, những con tham ăn có thể ăn liều lượng nhiều cũng dễ bị ngộ độc. Do đó mỗi khi dùng thuốc trị bênh cho động vật thuỷ sản cần tăng cường công tác quản lý chăm sóc.
  • Dùng thuốc tiêm cho động vật thuỷ sản có một số con sau khi tiêm bị lở loét, có nhiều ao động vật thuỷ sản bị bênh sau khi dùng thuốc để chữa, động vật thuỷ sản khỏi bênh đáng ra 
  • sinh trưởng nhanh nhưng do ảnh hưởng của thuốc động vật thuỷ sản trong ao sinh trưởng không đều, một số con sinh trưởng rất chậm. Hiên tượng này ở gia súc, ở người rõ hơn ở động vật thuỷ sản.

Tác dụng hợp đổng và tác dụng đối kháng của cơ thể:

  • Cùng một lúc dùng hai hay nhiều loại thuốc làm cho tác dụng mạnh hơn lúc dùng riêng rẽ. Trái lại một số thuốc khi dùng riêng lẻ tác dụng lại mạnh hơn pha trộn nhiều loại thuốc bởi giữa chúng có thể triệt tiêu tác dụng làm cho hiệu nghiêm giảm, tuy nhiên vấn đề này ở động vật thuỷ sản nghiên cứu còn ít.
  • Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng yếu tố chính là mối quan hệ tương hỗ giữa thuốc và cơ thể sinh vật.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Tính chất lý hoá và cấu tạo hoá học của thuốc:

  • Tính chất dược lý của thuốc có quan hệ mật thiết với tính chất lý học, hoá học của thuốc, hay nói cách khác tác dụng của thuốc trên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào Tính chất lý hoá và cấu tạo hoá học của thuốc chẳng hạn thuốc có độ hoà tan lớn, thuốc dạng lỏng cơ thể dễ hấp thụ nên tác dụng sẽ nhanh hơn.
  • Tính chất hoá học của thuốc can thiệp vào quá trình sinh hoá của sinh vật để phát huy tác dụng dưọc lý như muối CuSO4 tác dụng lên Protein làm kết vón tế bào tổ chức dẫn đến tiêu diệt nhiều nguyên sinh động vật ký sinh trên cá.
  • Tính chất lý hoá của thuốc nó quyết định khả năng hấp thu, phân bố, biến đổi và bài tiết của thuốc trên cơ thể sinh vật từ đó mà xem xét tác dụng dược lý mạnh hay yếu.
  • Tác dụng dược lý quyết định bởi cấu tạo hoá học của thuốc. Mỗi khi cấu tạo hoá học của thuốc thay đổi thì tính chất dược lý cũng thay đổi theo. Các loại thuốc Sulphamid sở dĩ nó có khả năng diệt vi khuẩn vì có cấu tạo giống para amino benzoic acid (PABA) là "chất sinh trưởng" của vi khuẩn nên đã tranh giành thay thế PABA dẫn đến ức chế vi khuẩn sinh sản sinh trưởng

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645