Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh ký sinh trùng là gì

Trong tự nhiên cơ thể sinh vật yêu cầu các ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau ở mỗi chủng loại và ở mỗi giai ñoạn phát triển. Có một số sinh vật sống tự do, có một số sống cộng sinh, có sinh vật trong suốt cuộc ñời hay từng giai ñoạn phát triển lại luôn sống ở bên trong hay bên ngoài cơ thể một sinh vật khác ñể lấy chất dinh dưỡng mà sống gây tác hại cho sinh vật kia. Phương thức sống ñó gọi là phương thức sống ký sinh hay sự ký sinh. Sinh vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng còn sinh vật bị sinh v

1.Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh

Sinh vật từ phương thức sống cộng sinh sang ký sinh.
Sinh vật từ sống tự do ñến phương thức sống ký sinh giả và ký sinh thật.
2. Hình thức ký sinh của ký sinh trùng
Dựa theo tính chất ký sinh trùng ñể chia ra:
Ký sinh giả: sinh vật sống tự do trong ñiều kiện bình thường, chỉ có trong ñiều kiện đặc biệt mới ký sinh.
Ký sinh thật: cơ thể ký chủ là môi trường của ký sinh trùng và trong từng giai đoạn
phát triển hoặc toàn bộ quá trình sống chúng dều lấy chất dinh dưỡng của ký chủ thể
sống.
Dựa vào giai ñoạn ký sinh có thể chia làm hai loại:
Ký sinh có tính chất tạm thời.
Ký sinh thường xuyên.
Người ta còn dựa vào vị trí ký sinh ñể chia:
Ngoại ký sinh.
Nội ký sinh.
Ngoài hai loại ký sinh trên còn có siêu ký sinh.
3. Các loại ký chủ
Theo hình thức ký sinh của ký sinh trùng chia ra các loại ký chủ sau:
Ký chủ cuối cùng.
Ký chủ trung gian.
Ký chủ lưu giữ. Thí dụ ñối với cá, ký sinh trùng
Cryptobia branchialis ký sinh trên
mang cá trắm cỏ gây bệnh nghiêm trọng nhưng ký sinh trên cá mè không gây bệnh cho cá mè vì cá mè có khả năng miễn dịch tự nhiên, như vậy cá mè là ký chủ lưu giữ.
4. Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng
Bằng hai con đường:
Cảm nhiễm qua miệng.
Cảm nhiễm qua da; Có hai loại: cảm nhiễm qua da bị ñộng và cảm nhiễm qua da chủ động.
5. Mối quan hệ giữa ký sinh trùng ký chủ và ñiều kiện môi trường
Mối quan hệ này phụ thuộc vào giai ñoạn phát triển, chủng loại, số lượng ký sinh trùng, vị trí ký sinh và tình trạng cơ thể chủ. ðiều kiện môi trường sống của ký 
chủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến ký sinh trùng, ký chủ và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Tác dụng của ký sinh trùng ñối với ký chủ: ký chủ sinh trưởng chậm, phát triển không tốt, sức ñề kháng giảm có thể bị chết, có thể tóm tắt ảnh hưởng ñó như sau:
Tác dụng kích thích cơ học và gây tổn thương tế bào tổ chức.
Tác dụng ñè nén và làm tắc.
Tác dụng lấy chất dinh dưỡng của ký chủ.
Tác dụng gây ñộc ñối với ký chủ.
Làm môi giới gây bệnh.
Tác dụng của ký chủ ñối với ký sinh trùng: vấn ñề này rất phức tạp, khó xác định song có thể hiểu tác dụng của ký chủ ñối với ký sinh trùng biểu hiện ở các mặt sau:
Phản ứng của tế bào tổ chức ký chủ: ký sinh trùng ký sinh vào cơ thể ký chủ gây kích thích làm cho tế bào tổ chức có phản ứng biểu hiện ở nơi ký sinh trùng ñi vào tổ chức mô hình thành bào nang hoặc có hiện tượng tế bào tăng sinh, viêm loét để hạn chế sinh trưởng và phát triển của ký sinh trùng, mặt khác làm cho cơ quan bám của ký sinh trùng kém vững chắc, có lúc có thể tiêu diệt ký sinh trùng. Phản ứng của dịch thể: khi bị ký sinh ký chủ sinh ra phản ứng dịch thể, chúng có nhiều dạng như: phát viêm, thẩm thấu dịch ñể pha loãng các chất độc vừa tăng khả năng thực bào và vừa làm sạch các dị vật và tế bào chết của bệnh. Tuổi của ký chủ ảnh hưởng ñến ký sinh trùng: thường ký chủ trong quá trình phát triển cơ thể tăng trưởng, ký sinh trùng trên cơ thể ký chủ cũng thay ñổi cho thích hợp. ðối với ký sinh trùng chu kỳ phát triển có ký chủ trung gian thường xảy ra hai hướng:
Ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể ký chủ có cường ñộ và tỷ lệ cảm nhiễm giảm ñi theo sự tăng tuổi của ký chủ. Thí dụ ở ruột cá trắm cỏ, sán dây 
Bothriocephalus gowkongensis ký sinh cá dưới một tuổi có tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cao hơn cá trên một tuổi.
Ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể ký chủ có cường ñộ và tỷ lệ cảm nhiễm tăng theo lứa tuổi của ký chủ vì lượng thức ăn tăng làm trong thức ăn ký chủ trung gian cũng tăng theo. Một số ký sinh trùng không qua ký chủ trung gian ít liên quan đến tuổi của ký chủ. Tính ăn của ký chủ ảnh hưởng ñến ký sinh trùng: Ký sinh trùng là nội ký sinh tác ñộng rất lớn ñến chuỗi thức ăn của cá. Cá hiền ăn mùn bã hữu cơ, thực vật thủy sinh, ñộng vật nhỏ nên dễ nhiễm ký sinh trùng có chu kỳ phát triển trực tiếp hay giun sán có chu kỳ phát triển qua một ký chủ trung gian là ñộng vật phù du. Cá dữ ăn ñộng vật thủy sinh lớn và ăn cá nên nhiễm các ký sinh trùng có chu kỳ phát triển phức tạp, giai ñoạn ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh ở các ký chủ là vật mồi của cá dữ, vì vậy nên cá nheo, cá thiều hay cảm nhiễm ký sinh trùng là sán lá song chủ
Isoparorchis sp. Cá ăn ñáy hay nhiễm ký sinh trùng là giun sán mà quá trình phát triển qua ký chủ trung gian là nhuyễn thể. Tình trạng sức khỏe của ký chủ tác ñộng ñến ký sinh trùng: động vật khỏe mạnh sức ñề kháng tăng, không dễ dàng bị cảm nhiễm ký sinh trùng, ngược lại ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào các ñộng vật gầy yếu sức ñề kháng kém. Thí dụ trong ao nuôi quá dày cá, sự cạnh tranh thức ăn dẫn ñến tình trạng thức ăn thiếu, môi trường bẩn dễ phát sinh ra bệnh. 
Quan hệ giữa ký sinh trùng với nhau: trên cùng một ký chủ có nhiều loài ký sinh trùng khác nhau sẽ nảy ra mối quan hệ tương hỗ hay ñề kháng. Có thể có sự ức chế lẫn nhau làm ảnh hưởng ñến khu hệ ký sinh trùng. Thường khi cá bị nhiễm ký sinh trùng Apiosoma thì không cảm nhiễm ký sinh trùng Chilodonella hoặc khi gặp ấu trùng nhuyễn thể ký sinh trên mang cá thì ít gặp sán lá ñơn chủ. Tuy nhiên trên cùng một ký chủ người ta cũng gặp nhiều loài ký sinh trùng ký sinh, thí dụ Trichodina cùng ký sinh với Chilodonella, Ichthyophthirius; Lernaea với Trichodina.
Tác dụng của ñiều kiện môi trường ñối với ký sinh trùng: độ muối của thủy vực ảnh hưởng ñến ký sinh trùng: ñộ muối ảnh hưởng đến sự phát triển của ký chủ trung gian độ muối thay ñổi làm quá trình tạo vỏ của động vật nhuyễn thể bị thay ñổi) và ảnh hưởng trực tiếp ñến ký sinh trùng. Các loài cá biển khi vào nước ngọt bị cảm nhiễm ký sinh trùng, khi ra lại nước biển ký sinh trùng bị tiêu diệt.
Nhiệt ñộ nước ảnh hưởng đến ký sinh trùng, mỗi loài ký sinh trùng có một ngưỡng nhiệt ñộ nhất ñịnh, ngoài ngưỡng ñó ký sinh trùng có thể bị chết, trong ngưỡng ở độ thích hợp ký sinh trùng phát triển mạnh. Thí dụ, sán lá ñơn chủ 16 móc
Dactylogyrus vastator 24-260C sau khi thành thục 4-5 ngày đẻ trứng, 3-4 ngày phôi phát triển và tỷ lệ nở 80-90%, còn ở 150C sán lá ñơn chủ Dactylogyrus extensus phát triển mạnh, nhiệt ñộ thấp ñi tỷ lệ nở của trứng sẽ giảm đáng kể. đặc ñiểm của thủy vực ảnh hưởng ñến ký sinh trùng, các thủy vực tự nhiên số lượng loài ký sinh trùng phong phú hơn các thủy vực nhân tạo.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645