a. Tình hình dịch bệnh
Ở ĐBSCL, bệnh mủ gan xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh như: An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Sau đó, bệnh lan dần đến các vùng có nuôi cá tra lân cận. Đặc biệt, những năm gần đây bệnh này cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng....
b. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
- Bệnh mủ gan còn có một số tên gọi khác là: bệnh trắng gan; gan, thận mủ; bệnh ung thư gan.
- Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Đặc điểm sinh lý, sinh hoá: Vi khuẩn E. ictalluri là vi khuẩn gram âm, không di động, lên men, không oxy hóa. Cho phản ứng catalase dương tính, âm tính trong phản ứng oxidase.Vi khuẩn E. ictalluri có dạng que và có kích thước biến đổi. So với E. tarda phát triển tốt ở nhiệt độ 37oC trong khi đó E. ictaluri phát triển tốt ở 28oC và phát triển yếu ở 37oC. Các đặc điểm sinh hoá của vi khuẩn E. ictaluri cho hầu hết các phản ứng âm tính chỉ có 2 phản ứng dương tính là Lysine và Glusose. Khi so sánh các chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri với E. tarda cho thấy vi khuẩn E. ictaluri cho phản ứng Indole và H2S âm tính trong khi đó E. tarda cho phản ứng dương tính.
c. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Vi khuẩn E. ictaluri xuất hiện đầu tiên trên cá nheo (Ictalurus furcatus) ở Mỹ (Hawke 1976), cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái lan (Kasornchandra 1987). Ở Việt Nam bệnh mủ gan chủ yếu xuất hiện trên cá tra Pangasianodon hypophthalmus, thỉnh thoảng xuất hiện trên cá ba sa. Xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra. Tỉ lệ hao hụt lớn nhất ở cá giống, nhưng gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất ở giai đọan cá lứa cở 300-500g.
d. Dấu hiệu bệnh lý
Họat động của cá: Cá gầy, mắt hơi lồi. Cá bệnh nặng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước và tỉ lệ chết cao. Dấu hiệu bệnh bên ngoài không rõ ràng. Bên trong: Xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cở 1-3mm trên gan, thận và tỳ tạng
Chú ý: Giai đọan đầu, những đốm trắng chỉ xuất hiện trên thận hoặc tỳ tạng của cá
e. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
Bệnh mủ gan thường xuất hiện vào mùa lũ và cao điểm vào tháng 7, 8. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, bệnh này xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm. Trong 1 vụ nuôi, bệnh mủ gan có thể xuất hiện 3-4 lần. Tỉ lệ hao hụt lên đến 10-50%, tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và quản lý.
f. Chẩn đoán bệnh
Khi bệnh này xuất hiện, có dấu hiệu lâm sàng thể hiện rất rõ ở nội tạng. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh chỉ có hiệu quả khi phát hiện sớm bệnh. Do đó, trong quá trình nuôi cần thường xuyên quan sát những biểu hiện của cá đề phát hiện bệnh và xử kip thời. Giai đoạn đầu, vài con tách đàn bơi lờ đờ ở đầu bè hoặc dạt về góc bè, dọc bờ ao, đôi lúc cá giảm ăn. Bắt khoảng 5-10 con kiểm tra các đốm trắng ở gan, thận và tỳ tạng. Có thể phân lập vi khuẩn gây bệnh mủ gan E. ictaluri từ gan, thận và tỳ tạng trên môi trường môi trường tổng quát TSA (Tryptic Soy Agar), BHI (Brain Heart Infusion Agar). Kết quả phân lập và xác định đặc điểm sinh lý sinh hóa bằng bộ kít API 20E. Ứng dụng công nghệ sinh học, vi khuẩn này được còn được phát hiện dựa trên phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction), để phát hiện bệnh nhanh và ở giai đọan sớm của bệnh.
g. Cách phòng
- Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh
- Tiệt trùng các dụng cụ như lưới, vợt, sọt, ống dây bằng Chlorine 10-15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô
- Cá chết được vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi ra sông, rạch, trên mặt đất, cần được chôn vào hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để tiệt trùng.
- Vào mùa dịch bệnh (mùa lũ) không nên cho cá tra, ba sa ăn cá tạp tươi sống. Thức ăn cần được nấu chín hoặc sử dụng thức ăn viên.
- Những ao cá đã bị bệnh mủ gan, cần cải tạo kỹ bằng vôi CaO (15- 20kg/100m2).
- Trong ao nuôi, luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2-4kg/100m3 nước) và Zeolite. Duy trì oxy trong nước > 2.5mg/l.
- Dùng vaccine là biện pháp phòng bệnh an toàn và có hiệu quả đối với bệnh này.
Cách trị
- Cá bệnh gan, thận mủ chỉ dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau: Florfenicol. Liều lượng 0,1-0,2g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 7 ngày. Có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. Thuốc được trộn vào thức ăn viên có áo dầu hoặc chất kết dính.
Chú ý: Không sử dụng thuốc kháng sinh mà vi khuẩn này đã lờn như: Oxytetracyclin,
Oxolinic acid và Sulphonamides để trị bệnh mủ gan, đặc biệt là colistin. Không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Không tùy tiện kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc (không điều trị bao vây). Trước khi thu họach 4 tuần không được cho cá dùng thuốc kháng sinh.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )