a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Trùng gây bệnh là Dactylogyrus, họ Dactylogyridae. Có một số loài thường ký sinh ở cá như: Dactylogyrus lamellatus, D. ctenopharyngodonis, D. vastator, D. solidus...
Trùng có kích thước 0,5-1mm x 0,2- 0,4 mm. Dactylogyrus thân mềm, trắng, kéo dài. Đầu có 4 thùy, có tuyến đầu và 4 mắt đen. Cơ quan tiêu hóa gồm có: miệng, hầu và ruột phân làm 2 nhánh. Túi noãn hoàn ở giữa, chung quanh có tuyến noãn hoàn. Phần cuối là giác bám lớn gồm 14 móc nhỏ chung quanh và 2 móc lớn ở giữa có nhánh nối ngang với nhau.
Trùng đẻ trứng đã thụ tinh ra nước. Trứng phát triển thành ấu trùng mạnh nhất ở nhiệt độ 20-27oC. Ấu trùng bơi lội tự do trong nước một thời gian, sau đó bám vào mang cá, phát triển thành trùng trưởng thành, tiếp tục chu kỳ ký sinh.
b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Sán lá 16 móc có tính đặc hữu cao nhất của lớp sán lá đơn chủ. Mỗi loài sán lá Dactylogyrus chỉ ký sinh trên một loài cá. Dactylogyrus kí sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất đối với cá hương, cá giống.
Ở nước ta phát hiện khoảng 46 loài Dactylogyrus kí sinh trên nhiều loài cá thuôc họ cá chép và cá tự nhiên trong cả nước. Bệnh phát triển mạnh ở các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22 – 28oC.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Gyrodactylus ký sinh ở mang và da, nhưng chủ yếu là trên mang. Khi kí sinh chúng tiết ra men phá hoại tế bào, tổ chức mang làm cho mang tiết ra nhiều nhớt ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá. Cá bệnh bơi lội chậm chạp, thiếu máu , gầy yếu.
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
Ở nước ta bệnh xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè ơ phía bắc và vào mùa mưa ở phía nam.
e. Chẩn đoán bệnh
Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quan sát dịch nhờn trên da và mang cá trên kính hiển vi.
f. Cách phòng, trị
Áp dụng biện pháp phòng trị của Dactylogyrus.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )