Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh sán lá song thân

Bệnh Sán lá song thân ký sinh ở mang, hút máu và phá hoại tế bào mang gây viêm loét, mang tiết ra dịch cản trở hô hấp. Sán lá song thân chủ yếu ký sinh ở cá nước ngọt.

a. Tác nhân gây bệnh:
Bộ Mazocraeidea Bychowsky, 1937. Bộ phụ Discocotylinea Bychowsky, 
1957. Họ Diplozoidae Palmobi, 1949. Họ phụ Diplozoinae Palmobi, 1949. Giống Eudiplozoon Khotenowsky, 1984. Giống Sindiplozoon Khotenowsky, 1981. Ký sinh trùng lúc còn non, cơ thể sống đơn độc, lúc trưởng thành 2 cơ thể dính vào nhau thành dạng hình chữ X suốt cả quá trình sống. Chiều dài cơ thể khoảng 5 -10 mm. Đoạn trước cơ thể  nhọn, lớn hơn đoạn sau. Tỷ lệ giữa đoạn trước và đoạn sau cũng là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại đến loài. Miệng ở phía trước mặt bụng cơ thể, hai bên có 2 giác, xoang miệng nhỏ. Sau miệng có hầu, thực quản, ruột. Ruột chạy dài đến phần sau cơ thể, đoạn trước ruột hướng ra 2 bên phân ra nhiều nhánh, đoạn ruột giữa không phân nhánh, đoạn ruột sau không phân nhánh hoặc phân nhánh ít, đoạn cuối của ruột hơi phồng to. Đĩa bám sau có 4 đôi van bám do các phiến bằng kitin tạo thành và sắp xếp mỗi bên 4 cái. Ngoài 4 cặp van bám ra còn có một đôi móc câu.
Cơ quan sinh dục: lưỡng tính, trên mỗi cá thể vừa có tinh hoàn, vừa có buồng trứng. Cơ quan sinh dục đực gồm một tinh hoàn ở phía trước đĩa bám sau và ống dẫn đổ ra cơ quan giao cấu nơi hai cơ thể tiếp giáp nhau. Cơ quan sinh dục cái có một buồng trứng dạng bầu dục hơi cong lại, từ buồng trứng có ống thông với tuyến noãn hoàng và ống thông với bộ phận sinh dục đực của cơ thể bên kia, có ống dẫn đến cơ quan giao cấu. Trứng được thụ tinh ra tử cung. Lỗ sinh dục ở phần trước cơ thể, gần chỗ hai trùng tiếp dính.
b. Chu kỳ phát triển.
Diplozoon đẻ trứng, quá trình phát triển có phức tạp nhưng không qua ký chủ 
trung gian. Trứng của Diplozoon khá lớn, kích thước khoảng 0,28 - 0,31 x 0,11 mm, hình bầu dục hơi dài, 1 đầu có nấp đạy, trên nắp có những đường dây xoắn, nhờ dây xoắn mà trứng có thể bám chắc vào mang cá.
Ấu trùng nở ra có nhiều lông tơ, phía trước có 2 giác hút, hai điểm mắt, có hầu và ruột đơn giản dạng túi. Phía sau cơ thể có một đôi van hút và một đôi móc câu. Nhờ có lông tơ mà nó bơi lội được ở trong nước một thời gian ngắn rồi bám lên mang, mất lông tơ và điểm mắt. Cơ thể kéo dài, mặt bụng chính giữa cơ thể hình thành giác hút sinh dục. Mặt lưng hình thành u lồi lưng. Cơ thể trùng tạm thời ngừng sinh trưởng. Hai ấu trùng gặp nhau, ấu trùng này dùng giác hút sinh dục bụng tiếp giáp u lồi lưng của ấu trùng kia. Sau đó tiếp tục sinh trưởng, dần dần cơ quan sinh dục của hai cơ thể gắn chặt, phát dục thành trùng trưởng thành.
c. Tác hại , phân bố và chẩn đoán.
Để xác định tác nhân gây bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, cơ thể nhìn 
thấy được còn cơ thể nhỏ cạo dịch mang đem quan sát dưới kính hiển vi. Sán lá song thân ký sinh ở mang, hút máu và phá hoại tế bào mang gây viêm loét, mang tiết ra dịch cản trở hô hấp. Sán lá song thân chủ yếu ký sinh ở cá nước ngọt. Ở Việt nam gặp các loài như: Eudiplozoon nipponicum ký sinh ở cá chép, cá he vàng, cá chài. Sindiplozoon doi ký sinh ở cá chép, mè trắng. Sán lá song thân ký sinh trên cá tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm không cao.
d. Phòng trị bệnh
Áp dụng biện pháp phòng trị của Dactylogyrus.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645