a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Trùng gây bệnh là chilodonella, thuộc bộ Holotricha, họ Chlamydodontidae, có hai loài: Chilodonella cyprini (morff. Prost) và Chilodonella sticha (Kiernik): Chilodonella cyprini có dạng hình quả tim, phía dưới hơi lõm vào. Chilodonella...... sticha có dạng hình con trai, phía dưới không lõm vào. Kích thước Chilodonella thay đổi nhiều, phụ thuộc vào loài cá, phụ thuộc vào mùa vụ, biến đổi từ 28 - 65µ. Mặt trên hơi lồi, không có tiêm mao. Mặt bụng phiá trong có vòng tiêm mao dọc. Bên trong cơ thể có đại hạch, tiểu hạch và một số không bào. Trùng có thể sống tự do trong nước 1-2 ngày, và khi gặp cá bám vào ký sinh. Gặp điều kiện không thuận lợi Chilodonella tạo thành bào xác tích tụ ở đáy ao, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phá bào xác chui ra ngoài tiếp tục sống tự do và ký sinh vào cá .
b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Bệnh Chilodonella phát triển mạnh vào tháng 3 - 6 ở miền Bắc, ở miền Nam cá mắc bệnh này quanh năm. Chilodonella ký sinh gây bệnh làm chết cá hương, cá giống của mè, trôi, chép, trắm, rô phi, tra, chủ yếu ở cá nước ngọt. Công tác đều tra cũng đã phát hiện ký sinh trùng này ký sinh trên 13 loài cá kinh tế ở miền Bắc. Ngoài các loài cá trên có ở miền Nam ra còn thấy chúng ký sinh ở cá bụng, cá he...
Chilodonella có khả năng sinh sản nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi như nuôi dầy, nước bẩn cá gầy yếu thì trùng phát triển rất nhanh, lây lan gây bệnh, làm chết cá hàng loạt.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Trùng Chilodonella ký sinh ở da cá, gây ngứa ngáy, khó chịu kích thích da tiết ra lớp nhớt đặc, màu trắng đục bao khắp cơ thể. Trùng ký sinh phá hoại lớp niêm mạc gây viêm, mang tiết nhớt bao phủ mang. Ở cá bệnh nặng thì từng vùng mang bị phá hoại nghiêm trọng như: thối loét, tia mang bị rời ra, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, khiến cá cảm thấy khó thở. Cá nổi đầu hàng đàn lên mặt nước, lờ đờ chậm chạp, bơi chung quanh bờ chỗ có cỏ và thích tập trung chỗ nước chảy.
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
Xuất hiện quanh năm
e. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán: Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra nhớt dưới kính hiển vi ở vị trí
da và mang.
f. Cách phòng
+ Không nuôi cá ở mật độ quá cao
+ Xử lý lớp mùn bã hữu cơ
+ Tránh gây sốc cho cá nuôi. Nhất là sốc do nhiệt độ.
g. Cách trị
Trị bằng Formol với nồng độ 30 ml/m3 phun khắp ao hoặc CuSO4 nồng độ 0.3-0.5ppm Cách ngày trị 1 lần, trị 2 lần.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )