a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Ký sinh gây bệnh thuộc 3 giống Trichodina, Trichodinella và Tripartiella thuộc bộ Peritricha, họ Urcealarridae. Trùng bánh xe, hay còn gọi là trùng mặt trời, mặt bụng có dạng hình tròn, nhìn nghiêng có dạng hình chuông, kích thước 50 - 70µ, ở giữa có hạch lớn hình móng ngựa và hạch nhỏ hình tròn. Có 2 - 3 vòng tiêm mao dùng để bơi trong nước, Trichodina bám vào da và mang cá là nhờ vòng móc bám bằng kitin ở mặt bụng, có 24 chiếc móc, phần gai hướng vào phía trong, nhìn giống như bánh xe. Trichodina sinh sản bằng cách phân đôi. Khi gặp điều kiện không thuận lợi thì trùng tạo thành bào nang, tiếp tục phân chia, tích tụ ở bùn đáy ao. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng phá bào nang chui ra ngoài nước tiếp tục đời sống ký sinh.
b. Phân bố theo loài cá
Ở nước ta, bệnh Trichodinosis thường xẩy ra cuối quanh năm. Trichodina ký sinh ở hầu hết các loài cá. Nhưng chủ yếu cá hương và cá giống trong các ao ương có mật độ cao, điều kiện sống không tốt, thức ăn thiếu. Cá nuôi gầy yếu, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh và dễ lây lan.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Trùng bánh xe ký sinh ở da và mang làm tổn thương niêm mạc gây hiện tượng viêm, ngứa. Cá bị bệnh gầy yếu, da và mang tiết nhiều niêm dịch, từng phần mang bị thối loét, bạc màu, chức năng hô hấp bị phá hoại, khiến cá bị ngạt. Cá bệnh thường nổi đầu thành đàn, bơi lờ đờ, chậm chạp, thích tập trung chỗ nước mới chảy vào ao. Khi kiểm tra tỉ lệ cảm nhiễm 90-100%, cường độ cảm nhiễm 20-30/ thị trường 9x10 là nguy hiểm, cần tiến hành điều trị. Ký sinh trùng này, phát triển mạnh ở nhiệt độ: 20 - 30oC
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Xuất hiện hầu như quanh năm
e. Chẩn đoán:
• Quan sát các biểu hiện bệnh lý của cá trong ao nuôi .
• Kiểm tra nhớt dưới kính hiển vi ở vị trí da, vây và mang xác định tỉ lệ và cường độ cảm nhiễm.
f. Cách phòng
• Không nuôi cá ở mật độ quá cao
• Xử lý lớp mùn bả hữu cơ trong đáy ao.
• Tránh gây sốc cho cá nuôi, nhất là sốc do nhiệt độ.
g. Cách trị
Giống như bệnh Chilodonellosis
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )