Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh trùng quả dưa trên cá

Cá bị bệnh trùng quả dưa thì ở da, mang, đầu và các tia vây có nhiều trùng ký sinh, bám thành những hạt tròn lấm tấm màu trắng và phủ bên ngoài các cơ quan này là lớp niêm dịch màu trắng đục nhạt. Ở cá bệnh, màu sắc da thay đổi, một số cá có màu đen thẩm, ở một số cá da loang lổ, chỗ đen chỗ trắng.

a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Trùng gây bệnh là Ichthyophthyrius, thuộc bộ Tetrahymenita, họ 
Ophryoglenidae, loài Ichthyophthyrius multifiliisToàn thân Ichthyophthyrius phủ nhiều lông tơ nhỏ theo các đường sọc dọc trông giống quả dưa nên có tên là trùng quả dưa hay con gọi là bệnh đốm trắng hoặc bệnh “Ich”, kích thước 0.2-1mm. Mắt thường có thể nhìn thấy. Chúng ký sinh ở da và mang cá, đó là những đốm tròn trắng đục. Chung quanh có nhiều tiêm mao mọc thành hàng dọc, giúp chúng chuyển động tròn về phía trái. Có hạch lớn hình móng ngựa ở giữa, trong nguyên sinh chất có một số hạt cứng và nhiều không bào. Trùng có miệng tròn ở phía trên dùng để bám và hút chất dinh dưỡng trên cá. Khi rời ký chủ, trùng tạo thành bào nang phân chia theo kiểu 2, 4, 8... cho đến 500 -2000 ấu trùng. Thời gian sinh sản của trùng kéo dài khoảng 18 -19 giờ ở nhiệt độ 22 - 25o C. Ấu trùng có hình tròn hoặc hình trứng. Ấu trùng phá thủng bào nang chui ra ngoài sống tự do trong nước 2 - 3 ngày, khi tiếp xúc với cá thì bám vào ký sinh ở da và mang.
c. Phân bố, loài cá
Trùng ký sinh trên hầu hết các loài cá, nhưng chủ yếu làm chết cá hương và cá giống chép, mè, trôi, trắm, rô phi và đặc biệt là cá trơn như tra, nheo... trong các ao ương. Tỉ lệ chết từ 50 - 100% cá trong ao. Ký sinh Ichthyophthirius phân bố khắp nơi trên thế giới.
d. Dấu hiệu bệnh lý
Cá bị bệnh trùng quả dưa thì ở da, mang, đầu và các tia vây có nhiều trùng ký 
sinh, bám thành những hạt tròn lấm tấm màu trắng và phủ bên ngoài các cơ quan này là lớp niêm dịch màu trắng đục nhạt. Ở cá bệnh, màu sắc da thay đổi, một số cá có màu đen thẩm, ở một số cá da loang lổ, chỗ đen chỗ trắng. Đầu cá bệnh, đặc biệt khoảng giữa 2 mắt trùng phá hoại làm xây xát, màu sắc mang cá không đều, nhiều chỗ nhợt nhạt do thối loét, một số tia mang bị rời ra, chức năng hô hấp bị phá hoại nghiêm trọng, cá bị ngạt, thở gấp, miệng luôn ngáp. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thích tập trung gần bờ, chỗ có rác. Cá quẫy nhiều vì ngứa ngáy và thích tập trung chỗ nước mới chảy vào ao. Khi cá quá yếu chỉ còn ngoi đầu lên mặt nước thở gấp, hoặc ngửa bụng trên mặt nước thở thoi thóp, chết dần rồi chìm xuống đáy ao.
e. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Ở nước ta, bệnh Ichthyophthyrius xảy ra mạnh nhất vào cuối xuân đến mùa thu ở miền Bắc. Ở miền Nam, bệnh này xuất hiện lúc mát trời vào mùa mưa tháng 7-9 hay các tháng 11, 12, 1 nhất là cá nuôi hay chứa cá trong bể.
f. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý như quan sát bằng mắt thường các điểm trắng trên 
da cá. Kiểm tra nhớt cá hoặc nhặt vài đốm trắng trên da, mang quan sát dưới kính hiển vi. Cường độ cảm nhiễm 5-10 trùng/lamelle là cá dang ở trong tình trạng nguy hiểm.
g. Cách phòng
• Trong trại ương nuôi, phải cách ly triệt để giữa cá bệnh và cá khỏe. Các dụng 
cụ cũng cần được cách ly và tiệt trùng kỹ bằng chlorine 15ppm.
• Tránh cá tự nhiên vào ao nuôi
• Cải tạo kỹ ao nuôi bằng vôi CaO (15-20kg/100m2) và phơi nắng ít nhất 3-4 ngày.
h. Cách trị
• Để trị bệnh này có kết quả tốt cần phải điều trị thành nhiều đợt nối tiếp nhau. 
Nhìn chung có thể dùng 30mg hoặc 30ml Formol trong 1m3 nước ao, trị 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày 1 lần thì sẽ có hiệu quả. Sau mỗi lần điều trị nước trong ao sẽ không được thay trong suốt 40 giờ, do đó trong thời gian trị liệu số lượng Moina (trứng nước) hoặc những thức ăn khác của cá bột sẽ phải giảm để ngăn chặn sự ô nhiễm nước. Lịch điều trị sẽ như sau:
- Ngày 1: Tắm Formol cho cá 1 lần.
- Ngày 3: Thay khoảng 75% nước ao và tắm Formol lần 2.
- Ngày 6: Thay 20 - 25% lượng nước và tắm Formol lần 3 và giữ nguyên nước trong 2 ngày.
Ngày 8: Sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa.
• Chú ý: formol không có khả năng diệt được trùng quả dưa đang sống dưới lớp biểu bì da, mang cá cũng như các bào nang (trứng) trong môi trường nuôi.
• Trong bể nuôi, cá bị bệnh trùng quả dưa có thể diệt loại ký sinh này bằng cách tăng nhiệt độ lên 30-31oC cần theo dõi liên tục.
• Qua kết quả nghiên cứu về miễn dịch học, đã dùng kháng nguyên (antigen) từ lông tơ của loài Tetrahymena pyriformis tiêm cho cá nheo Mỹ (Ictalurus furcantus) cho kết quả tốt để phòng bệnh do trùng quả dưa.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645