Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh trùng roi trên cá

Trùng gây tác hại chính cho cá hương, cá giống. Nếu số lượng lớn ký sinh ở da và mang gây tổn thương biểu bì, sinh ra ngứa ngáy, kích thích làm cho da và mang tiết ra nhiều niêm dịch bao phủ một lớp đục mờ bên ngoài, làm cản trở hô hấp. Cá bệnh nổi đầu hàng đàn, thích bơi ven bờ, tập trung chỗ có rác và nhất là chỗ nước chảy, chúng lờ đờ, chậm chạp, hoạt động yếu ớt.

a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Costiosis là bệnh ký sinh trùng ký sinh ở da và mang cá. Trùng gây bệnh là 
Costia (hay Ichthyobodo sp), họ Tetramitidae, bộ phụ Monomonadina, bộ
Polymastigina. Costia dạng hình hạt đậu, nhìn nghiêng như cái muỗng, kích thước 10 µ. x 6µ. có 2 đôi tiên mao thể là gốc sinh tiên mao, một đôi dài, 1 đôi ngắn. Ở giữa có hạch lớn, có 2 sinh tiên mao thể là gốc sinh tiên mao. Bên trong cơ thể có một số không bào co rút để điều tiết nước và bài tiết. Costia hoạt động được nhờ tiên mao, đồng thời khi tiếp xúc với cá nó cắm 2 tiên mao dài vào tổ chức cơ thể để bám chặt, chuyển động làn sóng và quay xung quanh nó. Sinh sản bằng cách phân chia nhiều lần trong bào mang. Costia sinh sản ở nhiệt độ 10oC đến trên 25oC. Dưới 8oC Costia sẽ hình thành bao bào nang. Con ký sinh sẽ chết ở điều nhiệt độ trên 30oC. Do đó bệnh này hiếm xuất hiện vùng nhiệt đới.
b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Đây là loại ký sinh bắt buộc nó không thể tồn tại khi rời khỏi vật chủ. Có thể ký sinh 
trên nhiều loài cá nước ngọt, nước mặn nhưng phổ biến nhất là các loài cá nước ngọt.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Trùng gây tác hại chính cho cá hương, cá giống. Nếu số lượng lớn ký sinh ở da 
và mang gây tổn thương biểu bì, sinh ra ngứa ngáy, kích thích làm cho da và mang tiết ra nhiều niêm dịch bao phủ một lớp đục mờ bên ngoài, làm cản trở hô hấp. Cá bệnh nổi đầu hàng đàn, thích bơi ven bờ, tập trung chỗ có rác và nhất là chỗ nước chảy, chúng lờ đờ, chậm chạp, hoạt động yếu ớt. Quá trình do quá trình nuôi cá không đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật như: mật độ quá dầy, nước bẩn, pH thấp, thức ăn thiếu và chất lượng kém... tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát triển và lây lan nhanh chóng.
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh, ở giai đọan cá con được nuôi hoặc chứa trong bể.
f. Chẩn đoán bệnh
Dùng dao mổ, lấy mẫu tươi (nhớt cá) trên da và mang cho lên lame và đậy 
lamelle lại, xem trên kính hiển vi ở vật kính 40, 100 sẽ nhận thấy con ký sinh hình chữ “S” di động. Có thể cố định con ký sinh bằng cách nhỏ 1 giọt Methanol và sau đó nhuộm bằng dung dịch hematoxylin.
g. Cách phòng, trị
- Cách phòng bệnh: không nên chứa cá ở mật độ quá dày. Cá bố, mẹ trước khi 
cho đẻ tắm nước muối 1% trong 20 phút để diệt ngoại ký sinh
- Trị bệnh: Cá nhiễm bệnh có thể trị bằng nước muối 1 % hoặc formol 50 ml/m3 tắm trong 20 phút, cá sẽ hết bệnh trong 2 ngày
h. Cách trị
- Dùng dung dịch muối ăn 2 - 3% tắm cho cá 15 - 20 phút.

- Dùng formaline nồng độ 1/2000 tắm cho cá trong 30 phút hoặc 1/5000 tắm cho cá khoảng 45 - 60 phút.
- Dùng CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7 ppm hòa tan cho trực tiếp xuống ao cá bệnh. Thường thì sau 1 tuần cá sẽ khỏi bệnh và phục hồi. CuSO4 không những có tác dụng diệt ký sinh trùng, mà ở nồng độ chữa bệnh, CuSO4 còn có tác dụng kích thích sinh trưởng của cá nuôi.. Một cách đơn giản, có thể trị bệnh này bằng cách tăng nhiệt lên 30oC .
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645