Định nghĩa về bệnh truyền nhiễm.
Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh ở đây thuộc giới thực vật bao gồm: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
Trong quá trình truyền nhiễm thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, đôi khi chỉ là sự bắt đầu cảm nhiễm, tác nhân gây bệnh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Trong trường hợp tác nhân xâm nhập vào cơ thể để lây bệnh nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi là quá trình truyền nhiễm, song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm.
Bệnh truyền nhiễm là phải kèm theo dấu hiệu bệnh lý.
Như vậy quá trình truyền nhiễm bao gồm 3 nhân tố:
• Có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
• Sinh vật có mang các tác nhân gây bệnh.
• Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh thúc đẩy quá trình truyền nhiễm.
Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho kí chủ do Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh nhất là virus, vi khuẩn. Chỉ sau thời gian ngắn số lượng của chúng tăng lên rất nhiều và tác động làm rối loạn hoạt động sinh lí của cơ thể kí chủ. Tác nhân gây bệnh còn có khả năng làm thay đổi, hủy hoại tổ chức mô đồng thời có thể tiết ra độc tố phá hoại tổ chức của ký chủ, làm cho các tế bào tổ chức hoạt động không bình thường.
Nguồn gốc và con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản
Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễmởđộng vật thủy sản.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên của quá trình truyền lây, nguồn bệnh là nơi mầm bệnh cư trú, sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên và từ đó được bài xuất ra ngoài. Trong các thủy vực tự nhiên: ao, hồ, sông và các đầm, vịnh ven biển thường quan sát thấy động vật thủy sản bị mắc bệnh truyền nhiễm, động vật thủy sản bị nhiễm bệnh là “ổ dịch tự nhiên”. Từ đó mầm bệnh xâm nhập vào các nguồn nước thủy sản. Động vật thủy sản bị nhiễm bệnh và những xác động vật thủy sản bị bệnh chết là nguồn gốc chính gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản sinh sản rất nhanh làm tăng số lượng và đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh như: theo các vết loét của cá để đi ra nước qua hệ thống cơ quan bài tiết, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục hoặc qua mang, xoang miệng, xoang mũi.
Ngoài ra, trong nước có nhiều chất mùn bã hữu cơ, nước thải các nhà máy công nghiệp, nước thải của các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải sinh hoạt, phân rác… cũng tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển.
* Yếu tố truyền lây: Đóng vai trò trung gian đưa mầm bệnh từ nguồn bệnh tới vật thụ cảm. Trên yếu tố lây truyền, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian nhất định rồi sẽ bị
tiêu diệt, thời gian tồn tại đó phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại yếu tố truyền lây, các
yếu tố truyền lây gồm có những yếu tố hữu sinh và những yếu tố vô sinh. Các yếu tố lây lan có thể từ: giáp xác, nhuyễn thể, con người, đất nước, đồ vật dụng cụ, các động vật khác, Thức ăn, sản phẩm động vật thủy sản và xác chết.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )