Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh vi bào tử trùng trên cá

Cá mắc bệnh này thường bơi lội không bình thường, có thể dị hình như cong đuôi, da có nhiều chỗ bị đen. Nếu nhiều bào nang ký sinh ở mang thì mang cá không khép chặt lại được. Có thể nhìn thấy các bào nang màu trắng đục bằng hạt tấm, hạt đậu bám ở da, mang, vây của cá

a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh này do bào tử trùng 2 cực nang Myxobolus, họ Myxobolidae, bộ
Myxosporidia.
Trùng có hình quả lê hoặc hình trứng, phía trên có 2 cực nang, trong cực nang có 
sợi dây xoắn. Khi vào ruột cá sợi dây xoắn bắn ra ngoài để bám vào thành ruột cá. Bào tử trùng phát triển qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh dưỡng và thời kỳ hình thành bào nang. Trong mỗi bào nang có từ hàng vạn đến hàng triệu bào tử. Bào nang có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bào tử trùng có kích thước nhỏ, có vỏ bằng kitin dày bao bọc, nên có thể sống được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có khả năng chống tác dụng độc của thuốc, nên rất khó tiêu diệt. Trùng có thể tồn tại lâu năm trong bùn của đáy ao, hồ nên những loài cá ăn đáy như chép, diếc, trôi dễ cảm nhiễm bệnh này.
b. Phân bố theo loài cá
Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên và phân bố rộng rãi 
trên khắp thế giới
c. Dấu hiệu bệnh lý
Trùng ký sinh ở nhiều bộ phận khác nhau của cá như: vây, da, mang, thành ruột, 
túi mật, cơ, gan...Việc điều tra ký sinh trùng đã phát hiện chúng ký sinh ở 8 loài cá: trôi, chép, diếc, mè trắng, mè hoa, cá bống, cá phi và cá tra. Cá mắc bệnh này thường bơi lội không bình thường, có thể dị hình như cong đuôi, da có nhiều chỗ bị đen. Nếu nhiều bào nang ký sinh ở mang thì mang cá không khép chặt lại được. Có thể nhìn thấy các bào nang màu trắng đục bằng hạt tấm, hạt đậu bám ở da, mang, vây của cá. Nếu giải phẩu cá có thể nhìn thấy bào nang ở thành ruột, gan và cơ. Bào nang chứa nước đục sệt như mủ, đem soi kính hiển vi sẽ thấy hàng vạn bào tử trùng. Cá bị bệnh nặng ăn ít ăn, hoạt động yếu dần rồi chết.
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Bệnh xuất hiện hầu như quanh năm nhưng cao điểm vào các tháng có
nhiệt ấm (tháng 2...4).
e. Chẩn đoán bệnh
Kiểm tra nhớt cá hoặc nhặt các điểm trắng nhỏ trên mang, hoặc trong nội tạng 
cho lên lame và đậy lamelle lại và quan sát dưới kính hiển vi.
f. Cách phòng
Bào tử trùng rất khó tiêu diệt, cần tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh như 
sau:
- Trước khi ương nuôi cá cần dùng vôi tẩy ao diệt mầm gây bệnh. Đối với những ao nuôi cá phát hiện bệnh này phải bón vôi 800 - 1000kg/ ha và phơi đáy ao 5 -7 ngày để diệt bào nang và bào tử trùng tích tụ trong bùn ao.
- Trước khi thả cần kiểm tra ký sinh trùng bệnh cá. Nếu phát hiện cá có mang bào nang của bào tử trùng cần loại bỏ ra và chôn sâu với vôi để tránh lây lan và gieo rắc mầm bệnh vào ao hồ nuôi cá. Hiện nay, chưa có thuốc nào điều trị bệnh này có hiệu quả.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645