Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các bệnh do sinh vật lạ trong ao nuôi

Trong ao nuôi thường xuất hiện các sinh vật lạ có thể tồn tại do môi trường nước nuôi phát sinh hay từ bên ngoài khi cấp nước vào , Các sinh vật lạ này có thể gây bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi , chúng ta cần nhận biết để có biện pháp phòng ngừa tránh gây ảnh hưởng đến vật nuôi trong ao.

1. Bọ gạo (chùm chụp)
Bọ gạo là loài côn trùng nhỏ như hạt gạo, tên khoa học là Notonecta. Bọ gạo có 
cánh mềm, có thể bay từ ao này sang ao khác. Chúng có đôi mắt kép, miệng biến thành vòi hút, có 4 chân nhỏ bắt mồi và 2 chân lớn để chèo. Nhờ 2 chân chèo bọ gạo bơi rất mau trong nước.
Đặc điểm của bọ gạo là cứ 1 - 2 phút sống trong nước phải nổi lên mặt nước để thở. 
Nếu quá 7 phút mà bọ gạo không ngoi lên mặt nước để thở, thì sẽ chết ngạt. Bọ gạo nguy hiểm nhất đối với cá bột. Chúng bơi rất nhanh đuổi bắt cá bột, dùng 4 chân nhỏ để giữ cá, dùng 2 chân chèo gạt nước để bơi. Bọ gạo dùng vòi hút máu cá, làm chết nhiều cá bột. Trong 12 giờ một con bọ gạo có thể làm chết từ 11-18 cá chép bột 1 ngày tuổi. Trong 18 giờ 1 con bọ gạo có thể diệt từ 6 - 10 con cá chép bột 3 ngày tuổi.
Cách trị
Dầu lửa: làm khung bằng tre nứa hay bẹ chuối có kích thước bằng chiều ngang của 
ao. Cho dầu lửa vào trong khung thành lớp váng dầu mỏng trên mặt nước, rồi dịch dần khung dầu khắp ao, mỗi chỗ để 5 - 10 phút.
Chú ý: Cần tiến hành lúc trời mát và yên gió để giảm bớt sự bốc hơi của dầu lửa. Tuy
cách này diệt được nhiều bọ gạo và bắp cày nhưng không triệt để vì chúng có thể bơi tránh từ chỗ có dầu đến chỗ không dầu, hoặc bay sang ao khác. Cần phải định kỳ diệt diệt bọ gạo trong ao uong ca bột, đặc biệt là trong khoảng 15 ngày đầu sau khi thả cá vào ao.
2. Bắp cày (Dytiscus)
Bắp cày là ấu trùng của niềng niễng (con điên điển). Thân dài chia làm nhiều 
đốt. Khi bơi đuôi cong lên mặt nước. Ở đầu bắp cày có 2 càng bằng kitin rất khỏe và sắc. Bắp cày nguy hiểm nhất đối với cá ở giai đoạn bột và hương. Trong 1 giờ 1 con bắp cày có thể tiêu diệt 8 -10 con cá 6 ngày tuổi. Chúng dùng càng kẹp chết cá, làm cá đứt làm đôi. Ngoài ra ấu trùng chuồn chuồn cũng góp phần gây hại đối với ao cá nuôi
3. Tiểu cầu tảo
Tiểu cầu tảo là một số loài thanh tảo đơn bào sống tập đoàn bên ngoài có chất 
keo bao bọc như: Volvox, Phodorina, Macocystis, Chlorococus... cá ăn rất khó tiêu. Chúng phát triển trong nước có độ pH cao. Sự sinh sản và phát triển của những loài tảo này phát triển rất mau, nhiệt độ nước thích hợp cho chúng là 28 -30oC. Tảo có màu xanh lục. Khi phát triển nhiều, tảo nổi dầy trên mặt nước gọi là hiện tượng nở hoa, có màu nâu. Tảo phát triển quá nhiều thường gây ra sự thiếu oxy khoảng nửa đêm về sáng. Khi tảo chết phân hủy ra chất độc có hại cho cá.
4. Rong hình lưới (Hydrodictyon reticulatum)
Rong hình lưới phát triển ở dạng quần thể lớn có màu xanh lục thẩm, thích hợp 
chỗ nước nóng và trong. Rong hút mất nhiều chất dinh dưỡng trong ao. Cá bột, cá hương nhỏ bơi lội mắc vào trong rong không ra được, vùng vẫy cho đến khi hết sức rồi chết.
Cách phòng trừ
Trong ao nuôi cá có rong phát triển nhiều, hàng ngày vào buổi sáng rong nổi lên 
mặt nước, cần phải vớt rong bỏ đi. Tát nước mới vào ao và quấy dẻo làm đục nước ao, bùn đất bám vào rong sẽ kéo rong xuống đáy ao, cản trở quang hợp, dần dần rong bị chết. Thường sau trận mưa rào số lượng rong tảo trong ao giảm đi rất nhiều. Trong ao nuôi cá rong tảo phát triển quá nhiều thì dùng CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7ppm hòa tan trong nước phun hoặc rãi xuống ao để diệt rong tảo. Sau 3 - 4 ngày rong tảo tàn lụi dần.
5. Phi sinh vật
Cá sống và phát triển tốt khi điều kiện môi trường phù hợp với nhu cầu của cá. 
Ngược lại, môi trường sống không phù hợp gây cho cá nhiều tác hại đáng kể như:
- Có thể làm cá chết hàng loạt.
- Cá chậm lớn, thậm chí ngừng sinh trưởng và không sinh sản được.
- Làm cá gầy yếu, sức đề kháng bệnh giảm tạo điều kiện cho nhân tố gây bệnh xâm nhập vào cá.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068