Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các giống chim cút

Nghề nuôi chim cút ở nước ta chỉ xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng phong trào nuôi chim cút phát triển rất nhanh, do thịt và trứng chim cút ngon, được thị trường ưa chuộng. Nghề nuôi chim cút có nhiều ưu việt: nhanh thu hoạch. Hiệu quả chăn nuôi cao, về mặt sinh học, không có loài gia cầm nào có năng suất đẻ trứng cao như chim cút

1.Chim cút Nhật Bản
Cút Nhật Bản nuôi ở nước ta có lông màu hồng gạch, con cái lông ngực 
xám hồng và có những chấm đen. Cút mái to hơn cút đực. Cút mái có dáng thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt, lông mượt và sáng. Con đực ngực nở, đầu khoẻ và chắc chắn.
Chim cút đã mất tính đòi ấp tự nhiên nên chúng đẻ trứng liên tục trong năm. Khả năng phối giống của chim cút đực yếu nên tỉ lệ chim đực trong đàn thường cao (1trống/2,5-3,0 mái).
Khả năng sinh sản. Có những giống cút chuyên sản xuất trứng, có giống chuyên sản xuất thịt. Nhìn chung người nuôi có khuynh hướng chọn giống theo năng suất trứng cao. Loại cút này có khối lượng cơ thể tối đa khoảng 160-190g ở 5-6 tháng tuổi.
Thường người ta chọn những con trống có ngực nở nang, khoẻ mạnh, đầu khoẻ và chắc. Con cái có đầu thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt, lông mượt và sáng. Cút mái đẻ 300-360 trứng mỗi năm. Có những con đẻ trên 400 trứng (có ngày đẻ 2 quả). Tỉ lệ đẻ của đàn mái cao, bình quân tới 85-90%. Trứng chim cút nặng 12-16g. Cút mái đẻ trứng đầu tiên khoảng 40 ngày tuổi, khi khối lượng cơ thể khoảng 110g. Đến 6 tháng tuổi, cút mái nặng 150-170g. Cút mái đẻ cao trong năm đầu tiên, có thể khai thác trứng liên tục 14 tháng đẻ, sau đó cút đẻ giảm. Vào năm thứ hai, cút mái chỉ đẻ bằng 50% so với năm đẻ đầu tiên. Khi nhân giống chim cút, nên chọn trống mái từ sớm, thường sau 20 ngày đã có thể phân biệt được cút trống mái. Con trống có lông mượt màu hồng gạch, con mái lông ngực có màu xám hồng và có những chấm đen. Cút mái nặng hơn
cút trống. Ta nên ghép trống trẻ với mái trẻ, không nên ghép trống già với mái trẻ. Cút trống trẻ cho tỷ lệ phôi cao hơn trống già. Khi ghép trống mái, cần quan sát kỹ, nếu thấy một số con mái chống cự, không cho con trống đạp mái thì nên thay con trống sang ô chuồng khác. Để quan sát có kết quả, cần tiến hành vào buổi sáng, khi chưa cho ăn. Khi đã ăn no thì đàn cút yên tĩnh và khó quan sát hơn. Tỉ lệ ghép trống mái tốt nhất là 5 mái ghép với 2-3 con trống. Vào mùa nóng,
khi nhiệt độ lên lên tới 350C thì tỉ lệ đẻ giảm rõ rệt. Cút sinh sản cần đến 16 giờ chiếu sáng một ngày, vì vậy cần thắp đèn tới 10 giờ đêm. Cút Nhật Bản nuôi ở nước ta đẻ trứng màu ghi, trên vỏ có những điểm đốm nâu đen. Nếu nuôi hợp lý cút có thể đẻ mỗi ngày một trứng, có những con đẻ cao tới 380-420 trứng. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan nên việc tạo trứng có khi kéo dài trên 24 giờ và lúc đó sản lượng trứng chỉ đạt 300 quả/năm. Trứng cút giống chỉ nên bảo quản trong 2-3 ngày mùa hè, về mùa đông có thể đến 5 ngày. Trứng để lâu sẽ có tỉ lệ nở giảm. Trứng ấp cần được bảo quản tốt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ 15-200C và độ ẩm khoảng 70%. Tỉ lệ ấp nở bình thường đạt 70-80 trên tổng số trứng đưa vào ấp. Thời gian ấp nở của trứng
cút là 16 ngày.
Khả năng cho thịt. Cút con mới nở ra tương đối cứng cáp, chúng có nhu cầu sưởi ấm cao hơn gà, vịt. Nuôi cút con tới 25 ngày tuổi thì thay khẩu phần bằng thức ăn nuôi cút thịt. Cút thịt nuôi đến 40-45 ngày tuổi có thể bán, nặng 100-110g, nuôi tốt có thể nặng 120-130g. Cần theo dõi khối lượng cơ thể hàng tuần để điều chỉnh lượng thức ăn.
Khối lượng cơ thể cút thịt từ mới nở đến 7 tuần tuổi

Ngày tuổi

Khối lượng (g)

1

6-8

2

17-25

3

30-40

4

48-65

5

75-90

6

90-110

7

110-120

Sản xuất cút thịt rất nhanh do cút mái đẻ sớm, khoảng 45-50 ngày tuổi, chúng lại đẻ nhiều trứng, trứng chỉ ấp 16 ngày đã nở, nuôi 6 tuần là đã xuất bán thịt.
Thịt cút ngon, phẩm chất thịt tốt, hàm lượng protein của thịt đùi khoảng 20% và thịt lừơn khoảng 22,5%. Những cút sinh sản đã hết thời kỳ khai thác trứng cũng được nuôi bán thịt. Trước khi bán cần vỗ béo. Loại cút này lớn hơn cút thịt, thường nặng khoảng 160-190g một con.
Trong nhiều năm, có xu hướng chọn lọc giống theo ngoại hình, chú trọng giữ lại những cút to để làm giống. Một phần muốn nâng cao khả năng sản xuất thịt của chúng, vì vậy giống cút đến nay có xu hướng nặng cân hơn. Tuy vậy những đàn cút này ít khi cho sản lượng trứng cao trên 300 quả một năm.
Tốc độ sinh trưởng của chim cút đến 35 ngày tuổi (*)

Ngày tuổi

Khối lượng (g)

0

8,17

1

30,7

14

68,25

21

101g/trống; 111 g/mái

28

129 g/trống, 145 g/mái

35

152 g/trống; 170g/mái

 Một số chỉ tiêu năng suất của chim cút Nhật Bản

Các chỉ tiêu

Chim Cút Nhật Bản

Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành (g)
- Con trống
- Con mái
Sản lượng trứng trong 1 năm đẻ (qủa)
Khối lượng trứng bình quân(g)
Tỉ lệ trứng có phôi (%)
Tỉ lệ ấp nở trên tổng số trứng ấp (%)
Tuổi đẻ những quả trứng đầu tiên (ngày)
Tỉ lệ nuôi sống đến 42 ngày tuổi (%)
Tính đòi ấp
Hình thức chăn nuôi thích hợp

100-115
120-170
250-340
12-16
95-97
75-85
40-45
95
Đã mất
Nuôi nhốt đàn lớn và chống bay

2.Chim cút Mỹ
Đây là giống nhập nội vào tháng 4/1997, nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Gia 
cầm Thụy Phương. Chim Cút có màu lông cánh sẻ, một số con màu hồng nhạt.
Kết quả nghiên cứu trên giống chim này của Viện Chăn nuôi như sau:
Khối lượng chim cút Mỹ đến 6 tuần tuổi (g):

Tuần tuổi

Khối lượng cơ thể (g)

Mới nở

7,9-10,6

1

38,6-41,1

2

74,5-86,0

3

121,0-144,0

4

163,0-185,3

5

196,0-225,2

6

232,9-241,7

Cút con khoẻ mạnh, có tỉ lệ nuôi sống khoảng 92-95%. Nuôi đến 6 tuần tuổi, chi phí từ 692-706g thức ăn cho mỗi con cút. Chim cút mái đẻ được 123-129 quả trong 6 tháng, tỉ lệ đẻ bình quân là 67% và 72%. Trong quá trình đẻ, tỉ lệ hao hụt chim mái khoảng 5%. Khối lượng trứng ở tháng đầu là 10-11g, đến tháng thứ ba là 11-13g/quả. Tỉ lệ trứng có phôi là 89% và tỉ lệ nở trên trứng có phôi là 76%, cút loại I là 88%. Thời gian ấp nở là 17 ngày. Đây là giống có năng suất thịt cao
3. Chọn giống chim cút
Khác với gà, vịt… đã có hệ thống và các trung tâm giống quốc gia, nuôi giữ 
và cung cấp các gia cầm bố mẹ và thương phẩm chất lượng cao. Việc giữ giống chim cút hiện nay hoàn toàn chỉ là phong trào tự phát, các trang trại "tự sản, tự tiêu" con giống nên việc chọn được giống chim cút tiêu chuẩn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi chờ đợi sự ra đời của các trung tâm giống chim cút tiêu chuẩn, người chăn nuôi cần ý thức cao và chọn mua chim cút từ những cơ sở sản xuất giống bố mẹ có uy tín và trách nhiệm, chẳng hạn Viện Chăn nuôi Quốc gia hay các trang trại quy mô lớn, mà chủ trang trại có nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm. Đàn bố mẹ phải khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, con giống không có dị tật, nhanh nhẹn, ăn khỏe... Đàn chim bố mẹ có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều... con trống và mái không đồng huyết.
Chim con mới nở được chọn lọc theo các đặc điểm ngoại hình như sau: lông có màu đặc trưng của phẩm giống, đồng nhất, bông, xốp, mắt sáng, nhanh nhẹn, khối lượng sơ sinh lớn, cứng cáp, dáng đi vững vàng, phản xạ nhanh nhẹn; bụng thon, rốn kín. Cần loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình như ủ rũ, khoèo chân, hở rốn, bụng to, vẹo mỏ, hậu môn dính phân, quá nhỏ, lông bết…
Muốn vậy, chim bố mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng và không có quan hệ huyết thống, họ hàng thân thuộc để tránh đồng huyết, được nuôi tách riêng và ghép đôi giao phối khi thành thục.
Cút trống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70 - 90 g.
Cút mái có đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại... khối lượng lớn hơn cút trống.
Chim phải trên 3 tháng tuổi mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho đàn cút mau tàn.
 NHU CẦU VỀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNGCỦA CHIM CÚT
Do có tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng sản xuất cao hơn nên thức ăn cho 
chim cút nói chung, chim non nói riêng có nồng độ dinh dưỡng cao hơn ở gà. Đảm bảo được yêu cầu này sẽ góp phần giúp chim con nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới sau khi nở, chim sẽ khoẻ mạnh và sinh trưởng phát triển tốt hơn. Ở Việt Nam, có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
 Công thức hỗn hợp thức ăn cho một số loại chim cút(*)

TT

Nguyên liệu (%)

Cút con
26-28%
protein thô

Cút thịt
22-24%
protein thô

Cút đẻ
24-26%
protein thô

1

Ngô

2,0

4,0

2,5

2

Tấm

2,0

1,0

1,0

3

Cám

1,0

0,7

1,0

4

Bột cá nhạt

1,5

1,0

1,2

5

Khô dầu lạc

1,2

2,0

1,2

6

Bột đậu tương rang

1,0

0,5

1,5

7

Bột đậu xanh

1,0

0,5

1,0

8

Bột sò

0,1

0,1

0,3

9

Bột xương

0,1

0,1

0,1

10

Premix khoáng

0,05

0,01

0,05

11

Premix vitamin

0,05

0,01

0,05

12

ADE gói 10gr

6 gói

4 gói

4 gói

13

Bột cỏ

-

-

0,1

Đối với chim đẻ, có thể tham khảo một số công thức thức ăn sau đây (*)

Nguyên liệu (%)

Công thức

 

I

II

 

Ngô

28

38

Cám gạo

7

8

 

Khô dầu lạc

25

10

Đậu tương rang

8

26

Đậu xanh

2

5

Bột cá nhạt

17,5

5

Bột xương

1,5

2

Bột sò

7

5

Premix

1

1

 

Chỉ tiêu

Loại chim

 

Chim con (1-35 ngày
tuổi)

Hậu bị

Sinh sản

 

ME (Kcal/kg)

3200

3000

2900

CP (%)

22

19

22

Ca

1,34

0,70

2,5

P

0,68

0,60

0,70

 nghiên cứu về mức năng lượng và protein cho chim cút đẻ, với các mức ME thử nghiệm là 2700, 2800, 2900, 3000 và 3100 Kcal/kg. Kết quả cho thấy, ở mức 2900 Kcal/kg cho kết quả tốt nhất trên các chỉ tiêu theo dõi (tỷ lệ nuôi sống; sản lượng trứng/mái/tuần; tỷ lệ đẻ; độ
đồng đều; tiêu tốn thức ăn/1 kg trứng).
Tương tự như vậy, với các mức protein thô trong khẩu phần là 18, 20, 22, 24 và 26% thì mức 22% cho kết quả tốt nhất cũng trên các chỉ tiêu theo dõi nói trên. Như vậy, theo tác giả, trong thức ăn nuôi chim cút đẻ, nên sử dụng mức năng lượng trao đổi 2900 Kcal/kg ME và mức protein thô là 22%. Trong suốt thời gian nuôi, phải đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng thức
ăn theo đúng tiêu chuẩn; không thay đổi chế độ ăn đột ngột. Trong khẩu phần ăn của chim con, ngoài hàm lượng các chất dinh dưỡng còn phải chú ý đến mối cân bằng giữa chúng, đặc biệt là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng axit amin và cân bằng can xi - phốt pho. Để đánh giá mối cân bằng giữa năng lượng và protein, người ta thường dùng tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi của khẩu phần và 1% protein thô. Tỷ lệ này ở chim con dao động trong khoảng 135 - 150. Dựa vào tỷ này, từ tỷ lệ protein trong khẩu phần nói trên, cần điều chỉnh nồng độ năng lượng trao đổi (ME) cho phù hợp. Mặt khác, trong giai đoạn chim con cần chú ý cung cấp đủ các axit amin không thay thế, nhất là lyzin và metionin. Ngoài ra còn phải chú ý đến hàm lượng xơ của khẩu phần. Đối với chim cút, tỷ lệ xơ không nên quá 5%.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068