Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các kháng sinh thông dụng trong nuôi thủy sản

Khi đông vật thủy sản bị bệnh và chết , dựa trên những nhận định cảm quan ngoài và trong của con vật chết ta có thể đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình trạng , nguyên nhân chết của vật nuôi , từ đó đưa ra phác đồ sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp để cá dừng chết sau đó kết hợp các biện pháp khác để giảm tối đa nguyên nhân cá chết.

Amoxicillin
• Không bị phân hủy bởi acid của dịch vị, không bị ảnh hưởng của thức ăn trong 
ruột.
• Hấp thụ nhanh và khoảng 80% qua ruột nên ít gây xáo trộn tiêu hóa.
• Có hoạt phổ kháng khuẩn giống ampicillin, đào thải 50% qua thận và 50% qua mật. Kháng sinh này dùng tương tự như ampicillin nhưng tốt hơn ampicillin. Có nồng độ trong máu cao hơn khi uống so với ampicillin.
Erythromycin
• Tính chất: Bột tinh thể trắng hay ngà vàng, không mùi, vị đắng, tan trong nước 
1/500-1/1000. Bền ở nhiệt độ bình thường, bị hủy khi đun sôi và pH dưới 4. Dung dịch có hoạt tính trong 8 tuần. Được hấp thu nhanh.
• Tác dụng: Rộng, diệt vi khuẩn G+ và một số G-.
Streptomycin
• Tính chất: Bột trắng vàng, hòa tan trong nước, bền vững ở nhiệt độ thường và 
khô. Dung dịch có hoạt tính trong 1 tuần. Mùi nhẹ, hơi mặn. Dung dịch sẫm màu khi gặp sáng nhưng không giảm hiệu lực. Độc tính khá cao.
• Tác dụng: Diệt được vi khuẩn G- và một số G+.
Oxytetracyclin
• Tính chất: Bột vàng ánh, bền ở trạng thái khô. Hòa tan trong nước va dung môi 
hữu cơ. Dung dịch có hiệu lực trong vòng 48 giờ ở nhiệt độ bình tường.
• Tác dụng: Rộng, diệt được vi khuẩn G- và G+, một số virus và nguyên sinh động vật.
Sự kháng thuốc kháng sinh và cách hạn chế
Sự kháng thuốc kháng sinh là sức đề kháng của một vi khuẩn đối với một kháng sinh

có thể do:
- Cấu tạo của vi khuẩn: tức sức đề kháng tự nhiên của vi khuẩn, nó quyết định đến phổ hoạt lực của một thuốc kháng sinh.

Quen thuốc: do dùng một loại thuốc kháng sinh thường xuyên.
- Một mầm bệnh trở nên đề kháng với một thuốc kháng sinh nào đó thì thường đề kháng với tất cả các kháng sinh cùng họ với thuốc kháng sinh đó.
a. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng thuốc
• Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng loại, liều lượng sẽ dẫn đến việc tạo ra các 
dòng vi khuẩn kháng thuốc - đây cũng là nguyên nhân chính gây ra sự thất bại về sản lượng thu hoạch tôm ở Đài loan, 1989.
• Ban đầu việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể sẽ mang lại tỉ lệ sống cao nhưng lại sẽ tạo ra dòng vi khuẩn kháng thuốc khó trị.
• Sự quay vòng trong việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng góp phần tạo ra những dòng vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc.
• Sự kháng thuốc có thể có thể là do sự phát sinh ra cơ chế miễn dịch trong hệ di truyền của vi khuẩn. Do đó, sự kháng thuốc có thể được chuyển từ loài vi khuẩn này sang loài vi khuẩn khác.
b. Cách hạn chế hiện tượng kháng thuốc
1. Chẩn đoán đúng bệnh để cho đúng thuốc

2. Sử dụng đúng liều lượng thuốc, đúng thời gian đã được qui định.
3. Hạn chế sử dụng thuốc bừa bãi, tùy tiện khi chưa xác định tác nhân gây bệnh.
4. Không sử dụng đồng thời hai loại thuốc có tác dụng đối kháng nhau.
5. Để kìm hãm sự phát sinh của các dòng vi khuẩn kháng thuốc, nên diệt khuẩn với liều lượng hữu hiệu. Nếu dùng thuốc với nồng độ thấp hơn qui định chúng có thể bình phục và sản sinh ra những dòng kháng thuốc cao hơn
Ngoài ra thời gian dùng thuốc kháng sinh không nên dưới 5 ngày, không thu
hoạch cá, tôm sớm hơn 14 ngày sau khi dùng thuốc lần cuối.
Tóm lại: sự hiểu biết và sử dụng đúng các loại thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy 
sản rất quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là việc áp dụng đúng đắn các biện pháp kỹ thuật, quản lý tốt sức khỏe vật nuôi để cá, tôm phát triển tốt, khỏe mạnh, mau lớn mà không hoặc rất ít khi cần phải dùng đến thuốc hay hóa chất. Đây là biện pháp phòng bệnh tốt nhất và hiệu quả kinh tế nhất.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645