Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các loại dinh dưỡng bổ sung trong thủy sản

Việc bổ xung dinh dưỡng, khoáng chất giúp động vật thủy sản tăng trưởng nhanh , nhanh lớn , tăng sức đề kháng , giảm mầm bệnh ,giảm thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế , người chăn nuôi nên bổ xung thêm định kỳ cho vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế.

1. Vitamin
Khái niệm chung:
Vitamin là chất hữu cơ nhiệm vụ chủ yếu là chất xúc tác, điều hòa 
các hoạt động của cơ thể. Nhu cầu vitamin của cá thấp so với những chất dinh dưỡng khác nhưng không thể thiếu được. Khi thiếu thì chức năng trao đổi chất của cơ thể rối loạn. Sự thiếu vitamin là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh về dinh dưỡng. Cơ thể chỉ cần một lượng vitamin rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây bệnh, nhưng thừa vitamin cũng gây hại cho cơ thể. Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin mà phải do thức ăn cung cấp hoặc do vi sinh vật tổng hợp. Nhu cầu về vitamin tăng cao đối với thú vật mang thai, bệnh nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa. Có 2 nhóm vitamin: nhóm tan trong nước vitamin B và C và nhóm tan trong dầu là vitamin A, D, E và K.
-  Một số bệnh do thiếu vitamin

Vitamin

Bệnh do thiếu vitamin

Vitamin C

Xương dễ gãy, dị hình
Khả năng đề kháng giảm.

Vitamin B1

Sinh trưởng chậm, kém ăn, thể trọng giảm, bệnh thần kinh.

Vitamin B6

Triệu chứng thần kinh, sinh trưởng chậm.

Vitamin B12

Thiếu máu, ăn không ngon, suy nhược cơ thể.

Acid Folic

Thiếu máu.

Vitamin A

Thị giác kém, dể rụng vẩy, dể bị bệnh ngoài da, sinh sản kém.

Vitamin D

Còi xương, sinh trưởng chậm, xương cong, gù vẹo, gan tích
nhiều mở.

Vitamin E

Sinh sản kém, teo cơ.

Vitamin K

Chảy máu khó đông.

Trong nuôi trồng thủy sản, vitamin C vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào các quá trình oxy hóa khử, tổng hợp chollagen là chất rất cần thiết để bảo vệ da tránh các bệnh ngoại ký sinh cũng như làm mau lành vết thương, liên quan đến quá trình trao đổi gludid của cơ thể. Vitamin C có 3 dạng acid ascorbic, acid dehydro ascorbic và dạng liên kết ascorbigen. Vitamin có nhiều trong thực vật, nấm men. Trong cơ thể động vật động vật hầu như không có (hoặc rất ít). Cá tôm không tự tổng hợp được vitamin (nếu có cũng nhờ vi sinh vật trong đường ruột - cá trắm cỏ trong ruột có vi sinh vật tổng hợp được B12 và B1). Vì vậy việc cung cấp vitamin cho cá thông qua con đường thức ăn là cần thiết.
2.Khoáng
Khái niệm chung:
Các chất khoáng có nhiều chức năng. Chúng tham gia cấu tạo tế bào chủ yếu tập 
trung ở xương. Chúng đóng vai trò điều hòa và xúc tác. Chất khoáng là những chất có tỷ lệ thấp trong cơ thể. Nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể. Khi thiếu những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh khác nhau đôi khi cũng nguy hiểm. Về cơ bản, nhu cầu khoáng cần thiết cho hoạt động của cơ thể và xương của động vật thủy sản tương tự như động vật trên cạn. Khoáng được sử dụng để cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường Cân bằng acid, base (K,Na, Cl, PO4 và protein). Điều hòa tác dụng của enzyme (Mg, Cu, Fe, Mn, Mo, Co). Hiện nay, đã phát hiện có khoảng 60 chất khoáng trong cơ thể sinh vật, chia thành 2 nhóm khoáng đa lượng và vi lượng: Đa lượng gồm Ca, P, K, Na, Cl. S, Mg,…và nhóm khoáng vi lượng bao gồm: Fe, Zn, Cu, Mn, I, Co, Mo. Hàm lượng và nhu cầu khoáng thay đổi tùy theo loài, giai đoạn sống, môi trường nuôi.
-  Một số bệnh do thiếu khoáng

Chất khoáng

Bệnh do thiếu khoáng

Zn

Đục mắt ở cá chép, sinh sản kém.

I

Xưng tuyến giáp trạng.

Fe

Thiếu máu.

Ca, P

Còi xương.

Na

Kém ăn.

Cu

Thiếu máu.

Các chất khoáng có thể được bổ sung bằng bột vỏ sò, bột xương, premix khoáng. Nhìn chung: Về chất lượng thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần về dinh dưỡng. Để tăng cường chất lượng thức ăn người ta thường sử dụng thức ăn hổn hợp. Các thành phần đơn độc trong thức ăn sẽ bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh và cân đối về dinh dưỡng, hạn chế được nhiều bệnh.
3. Probiotic
Các chế phẩm sinh học
Cơ chế tác dụng
- Sản xuất các hoạt chất ức chế các vi sinh vật gây hại. Cạnh tranh về dinh dưỡng 
và chỗ ở (giá thể) với các sinh vật gây bệnh. Nâng cao khả năng đáp ứng miễn nhiễm cho cơ thể vật chủ. Cải thiện môi trường nuôi và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho vật nuôi
Ứng dụng
Chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản là những sản phẩm trong thành phần có các vi 
sinh vật sống có lợi đối với tôm cá nuôi. Các chế phẩm sinh học tác động đến các mối quan hệ giữa vật nuôi cũng như với quần thể các vi sinh vật sống trong môi trường nước, từ đó cải thiện quá trình dinh dưỡng, cũng như nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của động vật thủy sản và cải thiện môi trường. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi sinh. Có thể phân loại một cách đơn giản các sản phẩm này thành 2 nhóm:
- Nhóm xử lý đáy ao: thành phần gồm một số dòng vi khuẩn và các enzym giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong ao (chủ yếu là đáy ao) giúp ao lâu bị ô nhiễm do thức ăn thừa và các chất bài tiết của tôm cá. Do quá trình phân giải này cần nhiều oxy nên nhóm sản phẩm này chỉ nên sử dụng trong ao ương nuôi có sục khí. Các nhóm vi khuẩn đã được nghiên cứu và đề xuất sử dụng bao gồm: Bacillus, Nitrbacter,
Pseudomonas, Enterobacter, Cellulomonas
Rhodopseudomonas. Thời gian sử dụng cho hầu hết các loại chế phẩm vi sinh đã được đề nghị rất 
khác nhau: vài ngày, hàng tuần, nửa tháng, hàng tháng…
- Nhóm trộn vào thức ăn: cũng bao gồm một số vi khuẩn và enzym có tác dụng trợ giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Chú ý:
• Do bản chất của các sản phẩm này là các vi khuẩn sống nên yêu cầu chung khi 
sử dụng là không dùng chung với kháng sinh hay các chất sát khuẩn khác như
formol, iodin, v.v.
• Nên định kỳ sử dụng lặp lại các sản phẩm sinh học này để duy trì mật độ vi khuẩn cao trong cơ thể hay trong ao tôm.
• Kết quả sử dụng các sản phẩm này thường không rõ ràng (hoặc có thể không có kết quả gì cả) hoặc không ổn định.
• Các vi khuẩn trong sản phẩm sinh học có thể giúp giảm khả năng phát sinh bệnh do vi khuẩn trong ao tôm có khả năng cạnh tranh loại trừ nhưng không có có tác dụng gì trong việc phòng bệnh do virus (đốm trắng, MBV, đầu vàng, v.v).

098 777 3645