Quá trình cơ bản của bệnh lý
Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn sự hoạt động bình thường của các cơ quan tạo ra hiện tượng rối loạn bệnh lý. Nhiều bệnh có cùng 1 quá trình bệnh lý thì gọi là quá trình cơ bản của bệnh lý.
1.Gây rối loạn sựhoạtđộng của hệthống tuần hoàn
Cơ thể muốn duy trì sự sống cần có bộ máy tuần hoàn khỏe mạnh. Hệ thống tuần hoàn không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn thải các chất cặn
bã ra ngoài. Đặc biệt, trong khi cơ thể bệnh hệ tuần hoàn còn tập trung bạch cầu và kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó cơ thể bị bệnh, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, quá trình trao đổi chất của tế bào bị trở ngại, sức đề kháng sẽ yếu và có thể dẫn đến cá chết.
a. Thiếu máu
Đó là hiện tượng máu của cơ thể giảm hoặc số lượng hồng huyết cầu ít đi so với bình thường gây ra hiện tượng thiếu máu, một cơ quan hay tổ chức nào đó của cơ thể bị thiếu máu thì gọi là thiếu máu cục bộ. Bộ phận thiếu máu nhiệt độ bị hạ thấp, màu
sắc biến nhạt. Tổ chức bị thiếu máu lúc đầu thể tích nhỏ lại nhưng về sau do thiếu dinh dưỡng sản sinh ra hiện tượnga phân giải làm cho tổ chức bị phù, thể tích tăng lên như bệnh nấm mang làm cho mang bị thiếu máu tổ chức mang màu trắng nhạt, một số bộ phận sưng phồng lên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu máu có thể do sinh vật hút máu, do tắc mạch máu, do bị tật của bộ máy tuần hoàn hoặc thành phần tạo máu như:Fe, Ca, P… không đủ. Tác hại của việt thiếu máu con tùy thuộc vào mức độ thiếu máu, thời gian, tính mẩn cảm của tổ chức. Nếu thiếu máu nghiêm trọng có thể làm cho tế bào tổ chức bị chết dần dần, làm tê liệt toàn thân.
b.Chảy máu (xuất huyết)
Chảy máu là hiện tượng máu chảy ra ngoài huyết quản, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là xuất huyết ngoại còn máu tích tụ lại trong thể xoang của cơ thể thì gọi là xuất huyết nội, có thể khi xuất huyết nôi lẫn xuất huyết ngoại. Chảy máu cơ thể do vách mạch máu bị phá hoại cũng có thể vách mạch máu không bị dập nát nhưng do tính thẩm thấu của vách mạch máu tăng lên mà máu có thể tăng lên mà máu có thể thông qua được ví dụ rận cá Argulus ký sinh bám trên mang và da làm chảy máu. Các nguyên nhân gây ra chảy máu gồm nhiều yếu tố như: cơ học, vật lý, hóa học sinh vật tác dụng. Chảy máu cấp tính làm mất số lượng máu tương đối lớn hoặc các cơ quan trọng yếu bị chảy máu thường dẫn đến hậu quả xấu khó trị khỏi.
c. Đông máu
Đông máu là hiện tượng một số thành phần của máu trong tim hay trong mạch máu dính lại bị ngưng kết thành khối. Nguyên nhân làm đông máu là lúc vách mạch máu bị thay đổi do bị tổn thương, vách gồ ghề dễ làm cho huyết tiểu bản lắng đọng đồng thời tầng tế bào thượng bì nơi mạch máu bị tổn thương có khả năng sản sinh ra các sọi keo làm cho huyết bản dính lại, sau đó sẽ nhanh chóng phân giải tạo ra nhiều men lên men liên kết cùng với Ca trong máu làm cho Thrombinnogen biến thành Thrombin.
Máu chảy chậm tạo điều kiện về thời gian cho máu vừa đông dính trên vách mạch máu thì Fibringen chuển thành Fibrin bền vững làm cho máu ngưng kết. Máu chảy chậm hoặc ngưng kết, huyết tiểu bản có điều kiện tách ra 2 bên vách mạch máu và tiếp đến với màng trong của mạch máu làm tăng khả năng dính kết và lắng đọng, máu chảy chậm còn giúp cho mên ngưng kết và các nhân tố ngưng kết máu hoạt động dễ dàng hơn.
d. Tắc mạch máu
Là hiện tượng máu không chảy được đến các tổ chức cơ quan. Nguyên nhân có thể do 1 tác động tổn thương, giọt mở xâm nhập vào được mạch máu di chuyển theo máu gây tắc mạch máu. Hoặc cũng có thể do vách mạch bị tổn thương giải phóng Protrombokinaza là yếu tố gây đông máu. Do sinh vật, ấu trùng trứng, trùng trưởng thành ký sinh làm tắc mạch máu như sán lá song chủ Sanguinicola sp. Ngoài ra cũng có thể do bọt khí hoặc do u bướu.
2.Hoạt tử cục bộ
Hoạt tử cục bộ là một bộ phận nào đó của cơ thể do cung cấp máu bị đình trệ làm cho tổ chức ở đó bị hoại tử. Nguyên nhân thường gặp là do xoang động mạch bị tắc, ngoài ra còn có thể do sự đè nén bên ngoài động mạch. Bất kỳ động mạch nào bị tắc không chỉ là do nhân tố cơ học làm cản trở máu chảy mà đồng thời hệ thống thần kinh bị kích thích mạnh làm cho mạch máu bị co giật liên tục cũng dẫn đến hoại tử bộ phận.
a. Phù và tích nước
Dịch thể được tích tụ trong các khe của các tổ chức với số lượng nhiều thì gọi là phù, còn dịch thể tích tụ ở trong xoang thì gọi là dịch tích nước. Trong dịch thể này thì hàm lượng albumin giảm, ở trong cơ thể hay ra ngoài cơ thể đều không liên kết, dịch trong có màu xanh vàng. Thể tích các cơ quan tổ chức bị phù tăng lên bề mặt bóng loáng xanh xao, cơ năng hoạt động của các cơ quan bị giảm sút. Nguyên nhân dẫn đến các cơ quan bị phù và tích nước rất nhiều: Có thể tổ chức bị chèn ép, do tác động cơ giới, cơ thể sinh vật bị đói hoặc thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn thiếu, gan bị sơ cứng, thận bị yếu, hệ thống thần kinh bị rối loạn hoặc do ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung các tổ chức cơ quan bị phù và tích nước sau khi tiêu trừ được nguyên nhân gây bệnh có thể hoàn toàn hồi phục. Nếu thời gian quá dài, các tổ chức cơ quan bị phù và tích nước có những biến đổi quá lớn nên mặc dù nguyên nhân gây bệnh đã tiêu trừ nhưng hiện tượng phù và tích nước vẫn còn làm cho tổ chức bị viêm, chức năng hoạt động của tổ chức vẫn bị rối loạn, một số cơ quan trọng như não chẳng hạn bị phù và tích nước dễ dàng làm cho cơ quan ký chủ bị tử vong.
3. Trao đổi chất bị rối loạn
Bất kỳ một tổ chức nào lúc nghỉ cũng như lúc hoạt động đều thực hiện quá trình trao đổi chất. Lúc cơ thể hoạt động mạnh, quá trình trao đổi chất tăng lên và ngược lại lúc nghỉ ngơi quá trình trao đổi chất giảm xuống. Quá trình trao đổi chất chịu sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương. Trong quá trình đó các chất tham gia trao đổi có liên quan mật thiết với nhau. Lúc cơ thể bị bệnh sự hoạt động trao đổi chất về số lượng và chất lượng đều biến đổi. Để tiện lợi nên tách riêng để thảo luận từng phần trong quá trình trao đổi chất bị rối loạn đã ảnh hưởng đến sự biến đổi của tế bào, tổ chức
4. Làm cho tổ chức teo nhỏ lại
Quá trình trao đổi chất bị rối loạn làm cho thể tích của tổ chức cơ quan của cơ thể bị nhỏ lại thì gọi là tổ chức bị teo cơ. Tổ chức, cơ quan teo nhỏ có thể do thể tích tế bào nhỏ lại hoặc số lượng tế bào giảm, hai quá trình đồng thời phát sinh hoặc xảy ra trước sau. Tổ chức cơ quan teo nhỏ không phải tất cả đều bị bệnh chỉ khi nào quá trình trao đổi chất bị rối loạn cơ thể mới mắc bệnh.
Nguyên nhân làm cho tổ chức bị teo nhỏ:
- Do hệ thống thần kinh bị bệnh làm cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn.
- Do bị chèn ép, đè nén lâu ngày làm cho hệ thống tuần hoàn bị rối loạn.
- Sự hoạt động của một số tuyến nội tiết mất khả năng điều tiết.
- Tác dụng hoá học hay vật lý cũng làm cho cơ quan cơ quan teo nhỏ lại như chất phóng xạ.
- Một số cơ quan sau một thời gian dài không hoạt động có thể bị teo nhỏ.
- Toàn bộ cơ thể sinh vật teo nhỏ có khi do bị đói hoặc do hệ thống tiêu hóa bị tắc, cơ thể thiếu dinh dưỡng dẫn đến cơ thể gầy gò, nội tạng teo lại. Teo nhỏ biểu hiện trước tiên là tổ chức mỡ đến mô, cơ tim, lá lách, gan sau cùng là não.
5. Biến đổi về số lượng và chất lượng tế bào, tổ chức
Quá trình trao đổi chất bị rối loạn làm cho số lượng và chất lượng tế bào và các chất đệm của tế bào thay đổi so với bình thường gọi đó là biến đổi tính chất. Có một số dạng biến đổi dưới đây:
a. Tế bào, tổ chức cơ quan sưng tấy
Thường do bệnh truyền nhiễm cấp tính, trúng độc, thiếu oxi toàn thân dẫn đến làm cho tế bào tổ chức sưng tấy. Lúc này tế bào tiến hành thủy phân đồng thời có sự biến đổi ion, hàm lượng ion K+ trong tế bào giảm, hàm lượng Na+ và hợp chất Clorua tăng. Sự thay đổi giữa các thành phần ion là do tế bào bị tổn thương không đủ năng lượng để hoạt động.
b. Biến đổi nước
Trong dịch tương và hạch tế bào có nhiều không bào, loại không bào này không chứa mỡ, đường đơn và niêm dịch hoặc chỉ có rất ít protein lắng động, sự xuất hiện của không bào đã làm tế bào tích nước. Sự biến đổi nước và sưng tấy của tế bào có quan hệ mật thiết với nhau nó làm cho tế bào tổn thương nhanh lúc ion K+ trong máu giảm. Trong tế bào thì ion K+ ra ngoài tế bào còn ion Na+ của dịch tế bào vào trong tế bào. Lúc cơ thể bị choáng (sốc ) tế bào thiếu oxi, năng lượng tế bào sản ra không đủ làm yếu khả năng dẫn ion Na+ nên ion Na+ đi vào tế bào mà ion K+ ra ngoài tế bào, dưới các tình huống đó đều làm cho ion Na+ trong tế bào tăng nhiều lên dẫn đến tế bào trương nước tức là biến đổi nước.
c. Biến đổi trong suốt
Biến đổi trong suốt là chỉ dịch tế bào hoặc chất đệm của tế bào xuất hiện các chất đông đều trong như thủy tinh. Các chất này nhuộm bằng dung dịch Eosin bắt màu đồng đều, người ta gọi tế bào biến đổi dạng trong suốt thủy tinh. Sự biến đổi này thường xảy ra trong tế bào tổ chức mô, tế bào tổ chức máu.
d. Mỡ biến đổi
Trong dịch tế bào xuất hiện các giọt mỡ, ngoài ra lượng mỡ vượt quá phạm vi bình thường hoặc bản thân tế bào không có giọt mỡ nhưng trong dịch tương tế báo có xuất hiện giọt mỡ thì người ta gọi tế bào tổ chức biến mỡ. Cơ quan biến mỡ nghiêm trọng làm cho thể tích tăng, mô không rắn chắc màu vàng không bình thường. Mỡ biến đổi thường là bệnh do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ không đảm bảo; do nguyên nhân thiếu máu gây ra, ngoài ra có thể có một số chất độc, do độc tố vi khuẩn làm cho tế bào tổ chức biến đổi mỡ.
e. Trao đổi khoáng bị rối loạn
Các chất khoáng như Ca, Fe, K, Mg, Na…. điều là các chất dinh dưỡng quan trọng của động vật, quá trình trao đổi chất khoáng bị rối loạn làm cho hoạt động bình thường của cá, tôm trở thành bệnh lý. Trao đổi Ca bị rối loạn thường gặp hơn cả. Muối Canxi theo thức ăn vào ruột được hấp thụ trải qua một quá trình biến đổi, ở trong máu và dịch thể kết hợp với protein. Cơ thể ở trạng thái bình thường Ca tích luỹ trong xương, răng là chủ yếu. Hàm lượng Ca trong cơ thể thường ổn định, nếu thừa bài tiét ra môi trường qua ruột và thận. Những lúc thần kinh bị mất khả năng điều tiết, tuyến nội tiết bị rối loạn hoặc bị viêm thận mãn tính, hệ xương bị bệnh thì trongb xương sụn có hiện tượng lắng đọng. Nếu Canxi hóa trong vách mạch máu có thể làm cho vách mạch máu mất khả năng đàn hồi, làm biến đổi tính chất và mạch máu dễ bị vở.
f. Tổ chức cơ thể sinh vật bị viêm .
Chứng viêm là hiện tượng cơ thể sinh vật phản ứng phòng vệ cục bộ hay toàn thân khi có tác dụng kích thích từ ngoài vào thông qua phản xạ của hệ thống thần kinh. Đây là quá trình cơ bản trong bệnh lý. Bất cứ một chứng viên nào của cơ thể sinh vật nó cũng không xảy ra các hiện tương đơn độc mà nó có quan hệ mật thiết giữa 3 quá trình biến đổi về chất lượng, thẩm thấu ra và tăng sinh. Cường độ 3 quá trình này thường không giống nhau, quá trình biến đổi về chất chiếm ưu thế. Ở cá, tôm quá trình thẩm thấu ra tương đối thấp. Triệu chứng chủ yếu của chứng viêm: tổ chức có màu đỏ, tổ chức sưng, tổ chức bị nóng, tổ chức vùng viêm bị đau, cơ năng của tổ chức cơ quan bị thay đổi.
Kết quả sau cùng của chứng viêm trên tổ chức của cơ thể sinh vật: Tuyệt đại bộ phận chứng viêm của cơ thể sinh vật kết thúc tốt nhất là viêm cấp tính, sau một thời gian ngắn có thể thong qua hấp thụ, tái sinh liền lại và cơ năng của cơ thể hoàn toàn phục hồi.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )