Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các yếu tố ảnh hưởng đến thuốc và hóa chất sử dụng thủy sản

Sự hiệu quả của thuốc sử dụng để điều trị bệnh và hóa chất xử lý ao nuôi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như , vật chủ nuôi khỏe hay yếu , giai đoạn bị bệnh , môi trường ao nuôi có sạch không , lịch sử sử dụng thuốc trong ao... đều tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

1.Yếu tố về bản thân vật chủ (yếu tố bên trong):
• Do loài vật nuôi: cùng một loại thuốc, loài vật này có thể nhạy cảm hơn loài 
khác.
• Do tuổi vật nuôi: Vật nuôi non và già dùng liều nhẹ hơn động vật trưởng thành. Vật còn non có tầm vóc và thể trọng bé hơn vật trưởng thành, các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự trao đổi chất và chuyển hóa tổ chức khác động vật trưởng thành, từ đó tính cảm thụ đối với thuốc và hóa chất của động vật non khác động vật trưởng thành cả về lượng lẫn chất. Vật nuôi già có sự chuyển hóa giải độc và thải trừ thuốc kém hơn động vật non.
• Tính cảm thụ của từng cá thể.
• Tình trạng cơ thể: Nhiều loại thuốc chỉ có tác động mạnh khi cơ thể ở trạng thái bệnh, khi cơ thể bình thường không có tác động. Bệnh ở thể mãn tính phải dùng liều cao hơn thể cấp tính.
2.Yếu tố bên ngoài
a. Yếu tố về thuốc:
• Do tính chất của thuốc: thuốc dễ phân ly có tác động nhanh và ngược lại (về 
hoá tính). Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. thuốc tan nhiều hoặc bay hơi và khuếch tán mạnh thì tác động nhanh, mạnh hơn thuốc ít tan hoặc bay hơi và khuếch tán chậm (về lý tính). Do cách tác động thuốc như vậy nên trong trị liệu thường dùng liều lượng từ thấp đến cao.
• Tác động của thuốc phụ thuộc rất lớn vào cường độ phản ứng của thuốc và đặc 
trưng cơ sở của sinh vật.
• Phụ thuộc phương pháp dùng thuốc: tiêm thuốc có tác động nhanh hơn trộn thuốc vào thức ăn; tiêm tĩnh mạch có tác động nhanh hơn tiêm vào cơ.
• Phụ thuộc nồng độ thuốc: trong phạm vi nhất định nồng đồ thuốc tăng, tác dụng của thuốc cũng tăng.
• Phụ thuộc nhiệt độ và thời gian: khi dùng phương pháp tắm hoặc ngâm cá thì tác động của thuốc liên quan đến nhiệt độ và thời gian.
b. Yếu tố về môi trường
Nếu vật nuôi bị bệnh mà được sống trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp, được 
chăm sóc tốt tác động của thuốc cũng được phát huy. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hàm lượng hữu cơ hòa tan trong nước càng lớn, độ trong của nước càng thấp thì hiệu quả của CuSO4 giảm. Nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ cứng, Oxy hoà tan cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
3. Những hiện tượng dược lý xuất hiện trong quá trình tác động của thuốc:
a. Quen thuốc
Những thuốc dùng trong thời gian dài tác động của nó yếu đi và phải dùng liều 
cao hơn mà không gây tác động đáng kể. Về phương diện sinh học, tính quen thuốc là hiện tượng thích nghi của tế bào đối với môi trường hóa học, do đó đưa đến suy giảm tác dụng. Thường xảy ra ở những dược phẩm tác động trên hệ thần kinh trung ương.
b. Tính tích lũy
Là tính chất của một số thuốc ít bị phân hủy trong cơ thể, do đó nếu dùng nhiều lần 
trong một thời gian có thể tích lũy thành liều ngộ độc.
c. Tính nghiện thuốc
Là tính quen thuốc kết hợp với sự nô lệ của cơ thể đối với tác động của thuốc.

d. Hưng phấn – Kích thích – Kích ứng
Hưng phấn: hiện tượng tăng cường chức năng và hoạt động của các cơ quan, các mô, 
các tế bào, nhất là thần kinh của toàn cơ thể. Kích thích: nguyên nhân gây ra hưng phấn. Kích ứng: khi kích thích quá độ tạo nên sự biến đổi ở nơi bị kích thích gọi là kích ứng.
e. Ức chế
Là hiện tượng giảm thiểu chức năng và hoạt động của các cơ quan, các mô, các tế 
bào, nhất là tế bào thần kinh.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645