Thức ăn không đủ protein sẽ làm cho cá giảm tăng trưởng, sinh sản kém, dễ bị nhiễm bệnh. Việc thiếu chất béo và acid béo sẽ làm cá chậm tăng trưởng, sinh sản kém và da không có màu bình thường. Thức ăn thiếu chất bột đường và chất khoáng thì ít xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu iode sẽ làm tuyến giáp của cá sưng lên, Từ đó sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cá.
Thức ăn thiếu vitamin cũng thường xảy ra. Các triệu chứng thiếu vitamin của cá gồm: sự co giật, sức tăng trưởng giảm. Da cá bị vẩn đục và có một lớp nhờn màu lam, cá lờ đờ, da bị mất màu và các gai vây bị biến dạng. Thức ăn không cân đối, khi có quá nhiều protein, chất béo và chất bột đường sẽ làm cho gan và thận không lọc hết. Cá bơi lội chậm chạp, ngừng ăn và bụng bị trương lên như các loài động vật sống trên cạn khác. Sự dư thừa chất bột đường, việc tích trữ chất béo quá nhiều trong gan và các cơ quan nội tạng, cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh, bụng trương lên và mang có màu nhợt nhạt, trứng có thể thoái hóa. Độc tố trong thức ăn có thể do các vi sinh vật tiết ra làm cá ngừng ăn, các chất béo đã bị hôi dầu (bị oxy hoá) cũng làm gan hoạt động bất bình thường hoặc gây cho cá bệnh và chậm lớn.
Aspergillus flavus là loài nấm mốc mọc trên các loài ngũ cốc, nó tiết ra độc chất aflatoxin, trong đó aflatoxin B1 (AFB1) có độc tính rất cao. Động vật, kể cả con người, nếu ăn phải thức ăn chứa AFB1, hoặc sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ ngũ cốc bị nhiễm Aspergillus flavus có thể nguy hại đến tính mạng. Cá ăn phải thức ăn có AFB1 ở nồng độ cao (hơn 10 ppm) có thể bị chết. Ở nồng độ thấp (dưới 100ppb) trong thức ăn, AFB1 làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây bệnh mãn tính, làm cá chậm lớn và trở nên mẫn cảm hơn với các loại bệnh tật và các yếu tố môi trường (thường cá bị khối u ở gan).
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )