Chẩn đoán và biện pháp xử lý một số bệnh thường gặp:
1. Bệnh đốm đỏ:
a. Nguyên nhân: Do môi trường thay đổi, cá bị xây xát do vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
b. Triệu chứng: Có thể xuất hiện riêng lẻ hay đồng thời.
- Bụng trương lên và có dịch màu xanh nhạt hay vàng nhạt trong khoang bụng; da đỏ, xuất hiện nhiều vùng lở loét;
- Thận sưng lên; gan màu vàng nhạt hay nâu nhạt; tuột vẩy, mắt bị nổ.
c. Chẩn đoán: Do vi khuẩn gây nên.
d. Xử lý: Dùng thuốc kháng sinh FLOFE 400 trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều 1lít/ 20-25 tấn cá. cho cá ăn liên tiếp trong 5 ngày. Kết hợp tạt vào môi trường nước với liều: 1 lít/2.000 – 3.000 m3 nước.
- Tạt vào môi trường ao nuôi Nanoral Pro để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho cá trong ao nuôi .
2. Hội chứng lở loét:
a. Tác nhân gây bệnh:
Do một loạt các yếu tố vô sinh và hữu sinh, nhưng nguyên nhân cơ bản chắc chắn là do tác nhân truyền nhiễm sinh học như: Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng… Trong đó, nguyên nhân gây bệnh đầu tiên do virus đã được coi là môt khả năng, còn vi khuẩn lại là nguyên nhân cuối cùng gây chết những cá bị nhiễm bệnh nặng. Ngoài ra, nấm đã được coi là có vai trò quan trọng trong hội chứng dịch bệnh lở loét, có thể chúng cùng với ký sinh trùng làm cho cá bị thương, tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.
b.Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, xuất hiện nhiều vết loét trên cơ thể làm cho cá chết, khi chết thường chìm xuống đáy.
c. Trị bệnh: Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hữu hiệu đối với những bệnh do virus gây ra và do chưa rõ nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó không cần trị, duy trì chất lượng nước tốt sẽ giúp cá đề kháng với bệnh tật.
3. Bệnh trùng bánh xe:
a. Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường phát triển vào những ngaỳ trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài đặc biệt khi nước có độ đục và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao.
b. Triệu chứng: Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục; đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.
c. Trị bệnh: Có nhiều loại hóa chất có thể dùng để chữa trị bệnh này, ở đây xin giới thiệu hai phương pháp chữa trị an toàn mà hiệu quả lại khá tốt, đó là:
- Tắm cá: Tạt vào môi trường ao nuôi Nanoral Pro để tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho cá trong ao nuôi , sử dụng khi trời hửng nắng và bật quạt để tạo oxy cho cá.
- Phun thuốc trực tiếp xuống ao: Dùng CuSO4 với nồng độ 0,5-0,7ppm (0,5-0,7g/m3 nước).
4. Bệnh sán lá đơn chủ:
a. Tác nhân gây bệnh: Do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylogyrus) ký sinh vào da và mang cá.
b. Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn; tổ chức da và mang bị sán ký sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh.
c. Trị bệnh: Tắm cá: Tạt vào môi trường ao nuôi Nanoral Pro để tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho cá trong ao nuôi , sử dụng khi trời hửng nắng và bật quạt để tạo oxy cho cá
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )