Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Một số loại hóa chất xử lý môi trường nước ao nuôi tròng thủy sản

Các hóa chất để xử lý môi trường ao nuôi bao gầm nhiều nhóm như dòng sản phẩm sát khuẩn nguồn nước ao nuôi , dòng sản phẩm làm giảm các yếu tố hóa học gây bất lợi trong nước ao nuôi như kim loại , phèn ... dòng sản phẩm xử lý đáy ao nuôi...tùy theo tình hình khảo sát mỗi ao nuôi mà ta lựa chọn sản phẩm phù hợp.

1.Chlorine
Công thức
:Ca(OCl)2
Tên gọi: Chlorin, bột tẩy trắng, chlorua vôi, canxi hybochlorite
Tính Chất:
Dạng bột khô trắng hoặc dạng bột khô màu trắng xám có mùi Clo, ít tan trong nước hoặc rượu. Trong không khí bột tẩy trắng hút CO2 và nước, dần dần phân giải và mất tác dụng. Dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, bột tẩy trắng cũng có thể phân giải. Hàm lượng Clo có tác dụng 25 - 30%.
Tác dụng: Chlorine là hợp chất oxy hóa rất mạnh và có tính độc đối với sinh vật. chlorine có khả năng oxi hóa hợp chất hữu cơ, nitrit, ion sắt và sulfid. Chlorine tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho vật nuôi; vi khuẩn, virus, tảo, và các sinh vật khác có trong nước. Không thể thả vật nuôi vào ao, khi dư lượng chlorine trong nước ao chưa hết dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể sử dung sodium thiosulfat để trung hòa. Tỷ lệ trung hòa chlorine /sodium thiosulfat = 1/7(Boyd, 1990). Dạng thường sử dụng là Calci Hypochloride hoặc Sodium hypochloride (Ca(OCl)2, NaOCl). Khi hòa tan chlorine vào nước sẽ hình thành Cl2, HOCl, và OCl- và lượng của các thành phần này tùy thuộc vào pH nước. Ca(OCl)2  Ca2+ + HOCl + Cl2 + OHHOCl ' H+ + OClCl2 ít khi tồn tại ở pH thấp < 2
HOCl tồn tại khi 2< pH < 6
HOCl và OCl- cùng tồn tại khi 6 < pH < 9
OCl- chiếm ưu thế khi pH >9
Liều lượng: Liều lượng sử dụng chlorine rất biến động, tùy thuộc vào pH và phụ thuộc vào môt số yếu tố khác như chất hữu cơ hòa tan, ammonia… Trong nuôi tôm dùng để tẩy trùng dung cụ và sử lý sạch môi trường nước ao nuôi có thể dùng liều lượng là 15-20ppm.
Hiện tại có nhiều nơi sử dụng chlorine như là một chất diệt các mầm bệnh và hạn chế tảo phát triển, nâng cao chất lượng nước trong ao nuôi, nồng độ sử dụng trong ao cá đến 0.1 ppm, trong ao tôm có thể đến 3ppm. Khi dùng chlorine sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng phiêu sinh thực vật trong ao.
Chú ý: CaCl(OCl) dễ phân giải mất tác dụng, nên cần giữ kín, để nơi thoáng, mát và khô. Khi sử dụng, phải tính lượng thuốc có hàm lượng Clo chính xác mới có tác dụng chữa bệnh. CaCl(OCl) có thể làm phỏng da, khi sử dụng cần đeo găng tay.
2. BKC
Tên gọi: Benzalkonium chloride

Tính chất
: Sản phẩm thương mại thường chứa từ 50 - 80% hoạt chất BKC. BKC Ở dạng lỏng
Tác dụng: BKC là chất diệt khuẩn phổ rộng, diệt được nấm, tảo và cả một số protozoa. được sử dụng như biện pháp phòng và trị liệu trong ao tôm khi có biểu hiện xấu hay bệnh mới bắt đầu. Thường sử dụng khi thời tiết thay đổi đột xuất, tảo trong ao có biểu hiện tàn hay tôm có hiện tượng ăn yếu, biểu hiện bất thường. Phòng bệnh, xử lý ao: sử dụng BKC 7-10 ngày 1 lần tùy vào chất lượng nước. Trị bệnh (sưng thối đuôi, mang đỏ, đứt râu, đốm đen nâu trên vỏ): liều tăng gấp đôi, 2 - 3 ngày/lần
Liều lượng: Liều lượng sử dụng từ 0.6-1 ppm (50% hoạt chất) hay 0.3 - 0.6 ppm (80% hoạt chất) để phòng bệnh.
3. Chloramin T
Công dụng:
Được sử dụng trị các tác nhân gây bệnh bên ngoài như Mycobacteria, khẩu tơ trùng, trùng mặt trời, trùng quả dưa và sán lá đơn chủ. Cũng như những hóa chất khác, nên sử dụng liều thấp sau đó sẽ tăng dần liều lượng lên trong trường hợp cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít chi phí và thường hiệu quả hơn dùng ở liều cao. Sử dụng liều thấp thường ít gây sốc cho cá và không cần phải ngưng thức ăn trong quá trình trị liệu. Có thể dùng trong quá trình điều trị bệnh bằng BKC, vì chloramin T có phổ diệt trùng rộng hơn BKC nhưng không có khả năng tẩy mạnh như BKC. Tuy nhiên không được dùng hai chất này trong cùng một lúc.
Liều dùng:
Thông thường để hạn chế tác hại đối với cá nên sử dụng ở nồng độ 0,5 - 2 ppm sau đó tăng từ từ nếu cần thiết. Tuy nhiên liều dùng của hóa chất này tùy thuộc vào độ cứng của nước và pH.
Nếu nước có độ cứng thấp và pH<7 nên dùng ở liều thấp, còn trong trường hợp độ cứng cao và pH<7.5 có thể sử dụng liều cao.
Lưu ý:
Tránh để tiếp xúc trực tiếp với da hay dính vào mắt, nên sử dụng găng tay và khẩu trang trong quá trình sử dụng hóa chất này.
Tác dụng của chloramin T dựa vào khả năng phân hủy tạo oxy và chlor nguyên tử vì thế không nên dùng chung với những chất hóa học khác như formol hoặc BKC.
Không dùng chloramin T ở nồng độ cao bằng phương pháp nhúng, bởi vì chất này sẽ gây hại tổ chức mang của động vật thủy sản.
Có thể sử dụng chloramin B trong trường hợp không có chloramin T, tuy nhiên có thể tăng liều sử dụng lên vì hoạt tính của chloramin B thấp hơn chloramin T
4. Iodine
Tên gọi
: I-od
Tác dụng: Đây là sản phẩm gốc iod thường có 10% hoạt chất, là chất diệt khuẩn rất hiệu quả, kể cả các bào tử vi khuẩn. Ngoài ra nó còn có tác dụng diệt nấm và một vài loại virus. Do đó, hóa chất này có hiệu quả trong việc sát trùng nước ao.
Liều lượng: Dùng liều lượng 0.5 - 1 ppm có tác dụng phòng bệnh và xử lý nước.
Dùng liều lượng 1 - 2 ppm để trị các bệnh do vi khuẩn.
Chú ý: Iodine bị giảm tác dụng trong môi trường có độ kiềm cao do phản ứng tự khử. Do đó, khi pha thuốc nên thêm một ít (vài giọt) chất axit nhẹ như axit citric (chanh) hay axit axêtic (giấm) để tăng cường hiệu quả của thuốc.
5. EDTA
Tên gọi:
EDTA (ethylen ditetra acetate)
Tác dụng và liều lượng sử dụng
Dùng để kết tủa các loại kim loại nặng như đồng, sắt, Cadinium ... có trong nước ảnh hưởng đến tôm, nhất là trong quá trình lột xác đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng. Nước giếng khoan thường chứa nhiều kim loại nhất là sắt, do đó nên xử lý EDTA trước khi sử dụng cho tôm giống, liều lượng thường dùng từ 5-10 ppm. EDTA còn có tác dụng diệt khuẩn và một số loại virus. Phòng bệnh và xử lý nước liều lượng thường dùng từ 0,5 - 1 ppm và để trị các bệnh do vi khuẩn liều lượng dùng từ 1 - 2 ppm.
6. Thiosulphate natri
Công thức:
Na2S2O3
Tên gọi: Thiosulphate natri, sodium thiosulphate
Cơ chế tác dụng:
Na2S2O3 +Cl2 → NaCl
Tác dụng
Dùng để trung hòa chlorine dư thừa trong quá trình xử lý nước, cứ 1 ppm chlorine cần khoảng 1 ppm thiosulfate để trung hòa triệt để. Tuy nhiên trong thời gian xử lý chlorine sẽ bị bay hơi nhờ quá trình sục khí mạnh. Sau một thời gian dài >24 giờ có sục khí mạnh lượng chlorine sử dụng (20-30ppm) có thể mất đi mà không cần dùng đến thiosulfate.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645