Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Một số loại thuốc và hóa chất để diệt ký sinh trùng

Ao nuôi khi thay nước hoạc sau thời gian sử dụng ...thường tồn tại ký sinh trùng trong nước ao nuôi , và sống ký sinh trên vật chủ trong ao , có thể sống bám bên ngoài vật chủ gọi là ngoại ký sinh và sống bên trong vật chủ gọi là nội ký sinh , tùy theo bệnh tích mà ta sử dụng thuốc và hóa chất để điều trị và xử lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

1.  Ðồng Sulfat
Công thức:
CuSO4

Tên gọi: Đồng sulphate hay phèn xanh
Tính chất : Sản phẩm công nghiệp kết tinh màu xanh, không mùi vị, có thể tan trong
nước; trong không khí có thể mất nước và kết tinh biến thành màu trắng. Sau khi hút ẩm lại biến thành Sulfat đồng ngậm nước màu xanh. Nếu quá ẩm có thể bị chảy, nhưng không ảnh hưởng đến công dụng.
Tác dụng: CuSO4 độc với các nguyên sinh động vật và các loài tảo hạ đẳng vì có màng keo bao quanh cơ thể. Ion Cu2+ kết hợp với albumin tạo thành muôi kết tủa làm đông vón tổ chức. Sulphat đồng thường được dùng để trị nguyên sinh động vật ký
sinh trên tôm cá, là chất diệt tảo hiệu quả. Ngoài ra sulphat đồng còn có tác dụng diệt khuẩn và nấm. Tác dụng và liều lượng của sulphat đồng trong ao nuôi phụ thuôc vào một số yếu tố, đặc biệt là độ kiềm tổng số. Ta có công thức tính liều lượng sử dụng như sau:
Độ kiềm tổng số của nước (ppm)
Lượng sulphat đồng cần =  (ppm) 100
Ở độ kiềm thấp hơn 50 ppm, độ độc của sulphat đồng không xác định được do đó nên cẩn thận khi sử dụng, nếu độ kiềm thấp hơn 20 ppm thì tuyệt đối không được sử dụng hóa chất này. Trong nước có độ kiềm cao (hơn 250 ppm) sulphat đồng bị kết tủa
nhanh chóng, nên nếu chỉ xử lý một lần thì không đủ tác dụng. Sulphat đồng khá độc
cho tôm nhất là tôm con, do đó cần phải thận trọng trong sử dụng. Bằng cách treo túi CuSO4 ở chỗ cho cá ăn, có thể chữa một số bệnh do vi trùng gây nên ở thể nhẹ và bệnh ký sinh trùng.
Lưu ý:
Khi hòa tan CuSO4 trong nước, nhiệt độ nước không được cao quá 600C, nếu không 
dễ mất tác dụng. CuSO4 sẽ tác dụng với các chất hữu cơ có sẵn trong ao, vì vậy công hiệu của thuốc sẽ giảm; do đó cần tăng nồng độ khi dùng và nên tính toán kỹ qua thực nghiệm. Phải tính chính xác thể tích nước trong ao, nếu không, khi sử dụng CuSO4 với nồng độ cao quá 0,7 ppm sẽ gây ngộ độc cho cá.
2. Thuốc tím
Công thức:
KMnO4

Tên gọi: Thuốc tím, kali permaganate, potasium permanganate.
Tính chất: Kết tinh hình lăng trụ dài nhỏ, màu tím đen, không trong suốt, có ánh kim
màu lam không mùi, dễ tan trong nước, khi phối hợp với chất hữu cơ hay chất ôxy hóa dễ nổ; cần giữ trong lọ màu, có nút. Tính theo loại khô, hàm lượng KMnO4 không được thấp hơn 99%.
Tác dụng: Đây là dạng hóa chất tiệt trùng bề mặt, dùng để xử lý các loại ký sinh ngoài, nấm, vi khuẩn dạng sợi bám. Nồng độ sử dụng 4 - 5 ppm (ngâm), hay tắm trong dung dịch 100 ppm trong 5 - 10 phút để trị bệnh dính chân hay bệnh mang ở tôm. KMnO4 là một chất oxy hóa chất hưu cơ, vô cơ và diệt khuẩn cao. Vì vậy, nó có tác dụng làm giảm mức tiêu thụ oxy của các quá trình hóa học, sinh học. Chất này
cũng được sử dụng cho hóa rotenon ( Lawrence, 1965) và antimycine (Marking and
Bill, 1976) là những hóa chất dùng để diệt cá. Theo Turker và Boyd (1977) cho rằng KMnO4 rất độc đối với vi khuẩn trong nước có hàm lượng hữu cơ thấp. Với nồng độ 2ppm thì 99% vi khuẩn Gram âm và 90% vi khuẩn Gram dương bị tiêu diệt. Nguyên lý dựa trên sự oxy hóa của MnO4- phá hủy các tế bào trần.
Liều lượng: Dùng 20 ppm KMnO4 ngâm tắm trong 15 - 30 phút có thể diệt được các
trùng Gyrodactylus, Dactylogyrus và cũng có tác dụng với trùng bánh xe, hấp quản trùng. Nhiệt độ nước 21 - 300C dùng 10 ppm ngâm tắm 1g30phút đến 2g, chữa bệnh trùng mỏ neo Lernaea và bệnh do rận cá Argulus.
Lưu ý:
• Không nên tắm cá, tôm bằng dung dịch KMnO4 dưới ánh nắng gay gắt hoặc 
ánh sáng chiếu thẳng vì KMnO4 dễ bị Oxy hóa mất công dụng.
• Khi sử dụng KMnO4 vì sẽ làm giảm đáng kể lượng phiêu sinh thực vật trong ao nuôi. Ngoài ra, thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên khi sử dụng thuốc tím, đối với nước có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ lửng sau một thời gian xử lý, nước trở nên rất trong, đẹp do tảo và các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa và kết tủa (lắng) xuống đáy. Do đó, trong môi trường nuôi giàu dinh dưỡng, nước đục, tác dụng trị bệnh của thuốc tím sẽ giảm đi.
3. Peroxide
Công thức:
H2O2

Tên gọi:
Hydrogen peroxide, Oxy già.

Tính chất và tác dụng: Oxy già ở thể lỏng, là chất oxy hóa mạnh nên nó được sử dụng cho việc oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan trong ao. Tuy nhiên nó cũng ảnh
hưởng đến tảo và một số sinh vật khác trong ao như là thuốc tím.
Người ta sử dụng hydrogen peroxide để tạo ra nguồn oxy hòa tan trong vận chuyển cá
giống, trong các bể ương nuôi và ao nuôi trong trường hợp khẩn cấp khi không sục khí được.
2H2O2  2H2+O + O2
4. Xanh Methylen
Tên gọi:
Tetra metylthionin chlorhydrat, methylen blue, xanh Methylen, xanh 
phenylen, glutylen, coloxyd
Tác dụng: xanh Methylen đã được sử dụng từ rất lâu trong nuôi trồng thủy sản để trị
bệnh ký sinh trùng. Ngoài ra chất này còn được sử dụng để hồi phục haemoglobin từ
methaemoglobin trong trường hợp cá bị ngộ độc do sự hiện diện của quá nhiều nitrite
(NO2-).
Liều dùng: Trong ao với liều lượng sử dụng là 1 ppm. Nên pha dung dịch gốc có nồng độ xanh methylen là 1% để tiện sử dụng, khi điều trị bệnh bằng phương pháp ngâm 20-40ml/100l từ dung dịch gốc.
Lưu ý: Hóa chất này có thể ảnh hưởng tới hệ thống lọc sinh học do đó không nên sử dụng hệ thống lọc sinh học trong quá trình xử lý thuốc hoặc sau khi dùng thuốc phải tái tạo lại hệ thống lọc sinh học. Ngoài ra xanh methylen có thể gây độc đối với cá không vảy.
5. Muối ăn
Công thức:
NaCl

Tên gọi: Muối ăn, Clorua Natri, Sodium chloride
Tính Chất: Dạng bột hay dạng kết tinh màu trắng, không mùi, vị mặn, dễ hòa tan trong nước.
Tác dụng: Muối ăn là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi thủy sản từ rất lâu. Thường được dùng để trị những bệnh do ký sinh trùng như khẩu tơ trùng, trùng miệng lệch, đặc biệt ở giai đoạn cá hương, và cá bột. Đây là một trong những phương pháp trị liệu an toàn trong thời gian dài (ngâm) kết hợp với giảm lượng thức ăn trong trường hợp cá bột và cá hương bị nhiễm vi khuẩn gây hoại tử mang. Nhờ vào khả năng làm se nhẹ nên có thể loại bỏ lớp nhớt trên mang và làm sạch vi khuẩn trên mang.
Liều dùng
: Đối với cá bột và cá hương nhỏ có thể điều trị ở nồng độ 0.5% trong thời

gian trên 30 phút hoặc ở nồng độ 1% trong thời gian 6-10 phút. Trong trường hợp cá lớn (khoảng 250 g) có thể điều trị ở nồng độ 3% cho đến khi cá có những biểu hiện
bơi chậm chạp.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi còn có thể cho muối ăn vào bao và cho xuống đáy ao nuôi, trong trường hợp này có thể phòng bệnh tốt cho cá.
Lưu ý: Nguyên tắc chung khi sử dụng muối là đối với cá nhỏ hơn 5g không nên sử dùng muối trên 1%, và không được cao hơn 2% đối với cá nhỏ hơn 100g. Dùng phương pháp tắm 1-1,5 % trong thời gian 20 phút.
6. Formalin
Công thức:
HCHO

Tên gọi: Formol, formalin, formandehid
Đây là hóa chất được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để trị ký sinh ngoài da gồm ký sinh trùng, động vật nguyên sinh và nấm. Ngoài ra nó còn có tác dụng diệt khuẩn. Liều lượng dùng 250 ppm tắm trong 24 giờ, 15 - 25 ppm ngâm trong ao. Thỉnh thoảng formaline được sử dụng để loại bỏ ammonia trong ao nuôi tôm. Ở nồng độ 10-15ppm, formalin có khả năng loại bỏ 50% ammonia ra khỏi nước trong ao (Brewester and McEwen,1961). Tuy nhiên formalin rất độc đối với động vật thủy sản, tiêu diệt tảo và lấy oxi hòa tan từ nước.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645