1. Vôi
- Có nhiều dạng vôi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: vôi nông nghiệp (hay bột đá vôi, CaCO3), vôi tôi Ca(OH)2, vôi sống (CaO) . Vôi có chức năng chủ yếu làm tăng và ổn định pH. Ngoài ra, riêng CaO còn có tác dụng tiệt trùng.
- Vôi nông nghiệp không làm tăng pH nhiều nhưng có tác dụng như hệ “đệm” môi trường nước rất tốt, giúp ổn định pH trong ao, giảm sự chêch lệch pH nước ao giữa ngày và đêm.
- Vôi tôi làm pH nước tăng đáng kể sau khi sử dụng nhưng tác dụng đệm kém.
- Vôi sống tác dụng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước và làm tăng pH nước lên rất cao và đột ngột, tác dụng đệm rất kém nên trên thực tế không nên sử dụng trong ương tôm. Vôi dạng cục là tốt nhất. Vôi sống CaO mua về nên dùng ngay, vì vôi chín Ca(OH)2 hiệu quả thấp.
- Phân biệt và so sánh tác dụng của các loại vôi:
Phân biệt: đo pH của dung dịch vôi 10% (100 g vôi + 0,9 lít nước cất)
Loại vôi |
pH của dung dịch vôi 10% |
Vôi nông nghiệp (CaCO3) |
9 trở xuống |
Vôi đen (dolomite - CaMg(CO3)2) |
9 - 10 |
Vôi tôi (Ca(OH)2) |
11 |
Vôi sống (CaO) |
12 |
So sánh tác dụng: nếu lấy tác dụng của vôi nông nghiệp (CaCO3) làm chuẩn (100%) thì tác dụng của các loại vôi như sau:
Loại vôi |
Tác dụng trung hòa nước (%) |
Vôi nông nghiệp (CaCO3) |
100 |
Vôi đen (dolomite - camg(CO3)2) |
109 |
Vôi tôi (Ca(OH)2) |
135 |
Vôi sống (CaO) |
179 |
- Lượng vôi bón khuyến cáo dùng lúc chuẩn bị ao được trình bày trong bảng dưới đây.
Độ pH của đất ao |
Lượng CaCO3 (tấn/ha) |
Lượng Ca(OH)2 |
> 6 |
1 – 2 |
0,5 - 1 |
Độ pH của đất có thể đo bằng máy đo pH đất hay có thể đo một cách đơn giản bằng cách phơi khô đất trong bóng râm rồi cho vào nước cất với trọng lượng bằng nhau, quậy kỹ cho tan và để lắng một đêm, sau đó đo độ ph của dịch lỏng.
- Vôi nên được rải đều khắp ao, kể cả bờ ao sau lần tháo rửa ao cuối cùng.
2. Zeolite
Công thức: Al2(SiO2)3
Tên gọi: Zeolite, Zeo, aluminosilicates
Zeolite hiện được sử dụng là một loại khoáng tự nhiên – aluminosillicate, là một dạng khoáng của silicate có chứa nhôm. Cấu trúc này của zeolite làm cho chất này có khả năng gắn kết với các ion dương, thường là ion natri
Tác dụng
Đây là chất có khả năng trao đổi ion, có thể hấp thu ammonia và chất hữu cơ khác trong nước. Các zeolite hiện diện trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất, và chất này được khai thác để sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. Trong tự nhiên các chất này tồn tai dưới dạng các sét của silicate nhôm. Ngoài ra còn tích lũy các cation khác như: Na+, K+, Ca2+, Mg2+. Các tinh thể zeolite có nhiều xoang rỗng rất dễ dàng được làm đầy bởi không khí, nước hay các phân tử khác. Nó có khả năng hút giữ và nhả các phân tử có khả năng đi qua được các khe dẫn vào trong tinh thể zeolite. Nó có khả năng hấp thụ đến 30% trọng lượng của nó đối với các chất khí và các phân tử. Quá trình hấp thụ là sự trao đổi ion, các cation trên zeolite được trao đổi với các cation khác ở môi trường xung quanh
Ví dụ:
Zeolite-Na + NH4+ = zeolite + Na+
Khả năng hấp thụ NH4+- N của zeolite trong nước lợ là thấp hơn trong nước ngọt và khả năng này càng thấp khi độ măn tăng lên (Boyl, 1996).
Ví dụ: khả năng hấp thụ NH4+- N của 1 zeolite:
Ở nồng độ 4% là 0.12 mg/g
Ở nồng độ 16% là 0.08 mg/g
Ở nồng độ 32% là 0.04 mg/g
Theo Boyl (1998), việc sử dung zeolite trong ao nuôi thủy sản cần xem sét lại. Khi zeolite đưa vào trong nước, các khe rỗng trong nó sẽ được làm đầy nước vì vậy không có hiệu quả thật sự cho việc hấp thụ các chất khi hòa tan. Hơn nữa trong nước lợ có nhiều cation nên việc hấp thụ này bị hạn chế rất lớn.
3.Dây thuốc cá
Công thức:C23H22O6
Tên gọi: Rotenon, dây thuốc cá, dày mật, dày cỏ, dày cát, lầu tín, Tubaroot (Anh), Derris (Pháp). Tên khoa học: Derris elliptica Benth, Derris tonkinensis Gagnep.
Tác dụng: Là một chất phức hợp có công thức chung là (C23H22O6) (chứa rotenone) được sử dụng rất rộng rãi trong nghề nuôi thủy sản để loại trừ các loại cá tạp trong ao trước khi thả tôm giống. Rotenon có trong rễ cây thuốc cá Derris elliptica có thể chế thành dạng bột, phơi khô để sử dụng. Được sử dụng rộng rãi trong diệt cá. Tác dung thực sự của rotenon là làm cản trở sự hô hấp của cá. Các chất hoạt tính chỉ độc đối với động vật máu lạnh, không độc đối với người, rất độc đối với cá. Liều lượng 1 ppm làm cá “bị say”, nếu liều cao hơn sẽ làm cá chết. Dây thuốc cá không độc đối với giáp xác. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của rotenon . Tính độc tăng ở nhiệt độ cao hơn, chỉ sử dụng khi nhiệt độ >15oC (Schnik,1974). Tính độc của rotenon đối với cá sẽ cao hơn trong nước có tính acid hay trung tính hơn là trong nước có tính kiềm. Vì vậy trong nước có độ kiềm cao, liều lượng sử dụng cũng phải cao hơn. Rotenon sẽ giảm độc tính rất nhanh trong điều kiên nắng và ánh sáng rất mạnh. Ở nước ta dùng dây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao ương trước khi ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng , để nước trong ao sâu 15-20 cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá , sau 5 -10 phút cá tạp nổi lên chết.
Liều lượng: Thường dùng là 1kg/100m3, hoặc nồng độ sử dụng hiệu quả là 1ppm loại 5% nguyên chất.
4.Bánh hạt trà
Tên gọi: Saponin, Thuốc cá bột.
Bánh hạt trà (saponin) thường chứa khoảng 7% hoạt chất saponin có tác dụng diệt cá tương tự như rotenon, liều dùng 20 - 30 mg/lít. Saponin có độ độc khá cao đối với tôm sú giống (nhỏ hơn 2 g) nên phải được xử lý ít nhất 3 ngày mới được thả tôm. Ở độ mặn và nhiệt độ càng cao thì tác dụng của saponin càng hiệu quả.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )