Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phòng và trị bệnh lở loét trên cá

Những dấu hiệu đầu tiên là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, hơi nhô đầu lên mặt nước. Da xám lại, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành các vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm

Cá bị lở loét toàn thân

a.Tình hình dịch bệnh
"Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá " là tên gọi được các chuyên gia trong hội 
thảo ở Úc về các dịch bệnh trên cá (FAO, 1986), để mô tả một bệnh cực kì nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước của Châu Á Thái Bình Dương. Theo báo cáo đầu tiên, tháng 3 năm 1972 bệnh xuất hiện ở miền Trung Queen sland -Austraylia và bệnh kéo dài cho đến ngày nay .Nước ta nằm trong vùng dịch bệnh này.
b. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
- Hội chứng dịch bệnh lở loét, còn gọi là bệnh cá ghẻ hay bệnh ghẻ lở.

- Theo kết quả nghiên cứu, dịch bệnh lở loét do nhiều tác nhân kết hợp gây ra như Virut (Rhabdovirus) được xem xét là một nguyên nhân đầu tiên gây bệnh lỡ loét. Vi khuẩn (Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp ), nấm thủy mi (Saprolegnia sp, Achlya sp Aphanomyces), một số ký sinh trùng đơn bào (Trichodina, Chidonella, Ichthyopthyrius, Epistylis, Henneguya… ), sán lá đơn chủ (Gyrodactylus), giáp xác (Lernaea, Argulus…) ký sinh là tác nhân cơ hội (tác nhân thứ cấp). Ngoài ra, các yếu tố môi trường bất lợi như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm công nghiệp, thuốc trừ sâu có thể gây sốc và làm cho cá nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiều quan điểm đã thống nhất, 1 loại nấm nội Aphanomyces là tác nhân cuối cùng làm cá chết. Do đó, nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này.
c. Phân bố trên loài cá và Phân bố vùng địa lý.
+ Phân bố bệnh trên các loài cá
Theo báo cáo Frerich và CTV, 1988 cho biết có trên 110 loài cá bị nhiễm bệnh 
lở loét. Cá bị bệnh nhiều nhầt là cá lóc (quả, cá tràu) Ophiocephalus striatus, cá rô đồng-Anabas testudineus; lươn - Fluta alba; chạch sông - Mastacembeluss sp; cá đối
- Mugil spp, cá trắm cỏ,cá diếc, cá dầu, sặc rằn. Các loài cá nhiễm bệnh lở loét cao nhất là cá lóc, cá trê, rô đồng (xem bảng 3).
Bảng 3. Danh sách các loài cá bị bệnh lở loét

STT

Loài cá nhiễm bệnh

Tên cá

Thời gian
bệnh

Nơi xuất hiện bệnh

1

Ophiocephalus stiatus

Lóc (cá 

 

1973,1981,
1982.
1983-1984

An Giang, Đồng Tháp.
Nghệ Tĩnh.
Quảng Nam, Đà Nẵng,

 

2

Clarias batrachus

trê trắng

1976-1976
1983-1983
1991-1992

ĐBSCL.
ĐBSCL.
Minh Hải

3

C. macrocephalus

trê vàng

1975-1976
1982
1991-1992
1994

ĐBSCL.
Quảng Nam, Đà Nẵng,
Nghĩa Bình.
Minh Hải
Minh Hải

4

C. fuscus

trê đen

1981
1981

Nghệ Tĩnh
Nghệ Tĩnh

5

Anabas testudineus

rô đồng

1982
1983-1984
1991-1992
1994

Quảng Nam, Đà Nẵng,Nghĩa
Bình.
ĐBSCL
Minh Hải
Minh Hải, Hà Nội, Hà Bắc.

6

Fluta alba

lươn

1981
1983-1984
1991-1992
1994

Nghệ Tĩnh.
ĐBSCL.
Minh Hải.
Minh Hải, Hà Bắc, Hà Nội

7

Trichogaster pectoralis

sặc rằn

1983-1984
1994

ĐBSCL
Minh Hải

8

Glossogobius

bống cát

1981
1983-1984
1994

Nghệ Tĩnh.
ĐBSCL.
Minh Hải, Hà Nội, Hà Bắc

9

Notopterus notopterus

thát lát

1983-1984

ĐBSCL

 

10

Pseudapocryptes
lanceolatus

cá bống
kéo

1983-1984
1994

ĐBSCL
Minh Hải

11

Carassius auratus

cá diếc

1982

Quản Nam, Đà Nẵng, Nghĩa
Bình.

12

Osphronemus goramy

tai tượng

1983-1984

ĐBSCL

13

Plotosus

cá ngát

1994

Minh Hải

14

Mastacembelus

cá chạch

1981

Nghệ Tĩnh

15

Mugil spp

cá đối

1981
1983-1984
1991
1994

Nghệ Tĩnh.
ĐBSCL.
Minh Hải
Minh Hải

16

Borysthichthis sinensis

cá bớp

1995-1996

Quản Ninh, Nam Hà

Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học một số loài cá không thấy nhiễm bệnh này như: Cá tra, cá basa, rô phi, điêu hồng...
+ Phân bố bệnh theo vùng địa lý
Bệnh lở loét ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, có hơn 20 nước đã thông báo 
có cá bị nhiễm bệnh này trong dó có Việt Nam. Dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Austraylia vào tháng 2/1972 ở cá chép, ở Việt Nam 1971-1972 đồng bằng sông Cửu Long cá lóc đã bị bệnh lở loét. Từ năm1979-1985 bệnh lở loét đã phát triển rộng khắp cấc nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào Campuchia Thái Lan, Malaisia, Indonexia, Philipin, Myanmar.
d. Dấu hiệu bệnh lý
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, hơi nhô 
đầu lên mặt nước. Da xám lại, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành các vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những cá bệnh nặng các, vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi. Sau một thời gian cá bệnh nặng kiệt sức và chết, thời gian phát bệnh kéo dài hoặc ngắn tuỳ theo loài cá, mùa vụ và chất lượng nước.
e. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
+ Mùa vụ xuất hiện bệnh:
Bệnh thường xuất hiện theo mùa: cuối mùa mưa 
(tháng 10, 11) và đầu mùa khô (tháng 1, 2).
+ Sự lây lan và thiệt hại: Hội chứng dịch bệnh lở loét xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng, có diễn biến rất phức tạp, lây lan rộng và kéo dài nhiều năm. Nếu tính từ 1972 đến nay đã, có nhiều loài cá tự nhiên và cá nuôi nhiễm bệnh. Dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn về sản lượng cá nuôi cũng như cá tự nhiên.
Đợt dịch bệnh năm 1982-1983 ở Thái Lan đã làm thiệt hại cho nghề nuôi cá trê, cá lóc khoảng 200 triệu bath (tương đương 8,7 triệu đô la Mỹ) (Tonguthai, 1985). Ở Việt Nam chưa thống kê được sự thiệt hại của các dịch bệnh lở loét ở cá. Nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý của cá ngư dân nuôi và khai thác cá trong vùng xuất hiện bệnh. Sản lượng lượng tự nhiên của nhiều loài cá giảm đi rõ rệt và không phục hồi lại được, có những loài có nguy cơ đến diệt vong như cá trê trắng ở ĐBSCL, cá trê đen ở miền Bắc… Dịch bệnh còn ảnh hưởng đến các loài cá nuôi lồng bè.
f. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào các đấu hiệu bệnh lý là chính, đặc biệt chú ý đến cá bị bệnh lở loét 
giải phẩu cơ quan nội tạng hầu như bình thường (không biến đổi). Còn những bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu của cá do các tác nhân độc lập gây bệnh thì các cơ quan nội tạng bị biến đổi do sự viêm, hoại tử… Kiểm tra cẩn thận cá tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus và quá trình hình thành bệnh.
g. Phòng và trị bệnh.
+ Phòng:
Nguyên nhân gây bệnh lở loét tổng hợp nhiều tác nhân do đó việc phòng trị 
bệnh gặp rất nhiều khó khăn, bệnh phát triển rộng và ở nhiều loài cá, nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là tốt nhất. Theo đề nghị của nhiểu tác giả, có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh EUS như sau:
• Đầu mùa dịch bệnh, rải vôi sống (CaO) thường xuyên xuống thuỷ vực và các ao, hồ có cá bệnh lở loét, nồng độ 20 ppm (2kg vôi nung/100m3 nước), hai tuần rắc một lần. Vôi có tác dụng khử trùng rất tốt, đồng thời cung cấp nguồn Ca++ cho thuỷ vực và có thể khử chua cho các vùng đất nhiễm phèn.
• Dùng Clorua vôi rắc xuống ao nồng độ 1 ppm ( 100g/100m3 nước) mỗi tuần rắc một lần, sử dụng ở các vùng khó kiếm vôi nung. Clorua vôi có tác dụng khử trùng nhưng không có tác dụng cải tạo ao như vôi nung.
• Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
• Các nguồn thức ăn cung cấp cho cá phải khử trùng và nước ao thải ra ngoài đều phải khử trùng để hạn chế lây bệnh.
• Cá giống khi vận chuyển và thả vào ao phải kiểm tra bệnh và phải tẩy trùng cho cá trước khi thả vào ao. Cá bị bệnh kkhông cho vận chuyển đến vùng chưa bị bệnh, ngăn chặn không cho dịch bệnh lở loét phát tán.
+ Trị:
• Có thể dùng một số kháng sinh hoặc các cây thuốc có chất kháng sinh, cho cá 
ăn để phòng trị tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Có thể dùng một số kháng sinh như Oxtetracylin trộn với thức ăn tinh liều lượng 50-100mg/kgcá/ngày. Cho cá ăn thuốc liên tục từ 5-7 ngày.
• Dùng thuốc tím (K2MnO4) 5ppm (5g/m3 nươc) tắm thời gian 10-30 phút. Diệt ngoại ký sinh. Sau đó, áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645