Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phương pháp thu và bảo quản mẫu bệnh trên tôm

Để việc chẩn đoán bệnh được nhanh và chính xác, nên đến địa điểm thu mẫu sớm nhất khi có dấu hiện bệnh để thu mẫu gần chết. Hiện nay, những tóm tắt về cách thu mẫu tiêu chuẩn chủ yếu dựa vào lý thuyết hơn là thực tế. Nên đến tận nơi để quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh một cách thực tế, hỏi cụ thể người nuôi về tình hình bệnh xảy ra, triệu chứng bệnh lý hay tỉ lệ chết

1.Thu mẫu
Để việc chẩn đoán bệnh được nhanh và chính xác, nên đến địa điểm thu mẫu 
sớm nhất khi có dấu hiện bệnh để thu mẫu gần chết. Hiện nay, những tóm tắt về cách thu mẫu tiêu chuẩn chủ yếu dựa vào lý thuyết hơn là thực tế. Nên đến tận nơi để quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh một cách thực tế, hỏi cụ thể người nuôi về tình hình bệnh xảy ra, triệu chứng bệnh lý hay tỉ lệ chết. Việc tổng hợp những thông tin này rất quan trọng nhằm làm cơ cở cho việc chẩn đoán. Một hệ thống lưu trữ tập hợp những thông tin theo thứ tự của mẫu thu trong phòng thí nghiệm là hết sức cần thiết. Mỗi trường hợp cần có phiếu xét nghiệm hoàn chỉnh theo biểu mẫu nhằm cung cấp những thông tin liên quan giữa các loại bệnh đang được nghiên cứu ngoài hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm.
Bước đầu tiên khi thu mẫu để chẩn đoán bệnh là quan sát tổng quát cả quần thể, sau đó kiểm tra từng cá thể (ít nhất là 10 mẫu có dấu hiệu bệnh lý). Nên chọn các mẫu gần chết, nhất là những mẫu có dấu hiệu bệnh rõ ràng. Mẫu gần chết là mẫu tốt nhất để chẩn đoán bệnh vì thường những mẫu này tiềm ẩn nhiều loại bệnh, nhất là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Đối với mẫu chết, đặc biệt là mẫu cá, thường hạn chế
việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác vì khi cá chết các loài vi khuẩn không phải là vi khuẩn gây bệnh cũng phát triển nhanh trong các nội quan hoặc trong nhớt cá gây khó khăn cho việc phân lập vi khuẩn gây bệnh.
Các bước thu mẫu để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là:
- Thu thập các thông tin có liên quan ở thời điểm vật nuôi bị chết
- Tìm hiểu điều kiện ao ương và các yếu tố lý học

- Đo các yếu tố môi trường (Oxy, nhiệt độ, pH, độ mặn)
- Quan sát mẫu tôm bệnh và tôm khỏe
Ghi nhận thông tin từ chỗ người nuôi tại mỗi điểm: nên thu thập thông tin về vụ nuôi từ nhiều hộ nuôi để làm cơ sở tổng hợp nguyên nhân xảy ra bệnh. Những thông tin này thường nói lên ảnh hưởng, chiều hướng bệnh và những trở ngại của các hộ nuôi khác hoặc khu vực lân cận, đặc biệt là ao nuôi có cùng nguồn giống.
Các thông tin cần thu thập là:
- Vị trí của trại nuôi
- Chi tiết về nguồn nước cung cấp
- Kế hoạch nông hộ
- Chu kỳ sản xuất
- Công việc hằng ngày
- Thức ăn
- Xử lý nước thải
- Bệnh và những trở ngại khác
- Trở ngại hiện nay
- Lời khuyên
Thu mẫu tôm sắp chết: Số lượng mẫu tối thiểu cần thu là khoảng 10 mẫu với dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Mẫu tôm sắp chết thường có màu tối, bơi lờ đờ và nổi trên mặt nước. Một vấn đề quan trọng cần cân nhắc khi thu mẫu là tránh gây sốc vật nuôi. Trong tình huống có tôm chết nhưng không có dấu hiệu bệnh lý thì cần dựa vào những thông tin từ người nuôi và nhờ sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu về môi trường hay về độc tố. Trong nhiều trường hợp, sự thành công trong việc giải quyết tình trạng dịch bệnh ở một khu vực nuôi nào đó là nhờ vào những thông tin có sẵn và những kinh nghiệm thực tế.
2. Chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm
Phương pháp chuyển mẫu sống: Mẫu vật được chứa trong bao nylon (2 lớp) 
với lượng nước khoảng 20-30 % thể tích bao và có bơm oxy. Mỗi túi có thể chứa 5 cá thể (100g/cá thể) hoặc với kích cỡ mẫu vật nhỏ có thể chuyển nhiều hơn 5 cá thể và vận chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 12 - 24 giờ. Cá thể có kích thước lớn nên dùng dụng cụ vận chuyển có kích cỡ lớn hơn để tránh gây sốc hoặc làm xây xát. Bên cạnh đó, các mẫu vật sắp chết cũng có thể được chuyển bằng phương pháp trên. Trường hợp không thể sử dụng bao nylon có bơm oxy thì nên giữ lạnh. Điều quan trọng là phải làm lạnh mẫu nhanh nhất sau khi thu mẫu. Trong trường hợp thu mẫu trong thời tiết nóng cần làm lạnh mẫu ngay tại ao. Chuyển mẫu đến phòng thí
nghiệm và xử lý trong vòng 24 giờ.
3. Bảo quản mẫu
Tùy theo yêu cầu phân tích và thời gian trữ mà ta có một số phương pháp cơ 
bản như sau:
Làm lạnh: Trữ mẫu trong ngăn lạnh hay trong thùng có chứa nước đá nhằm làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn và các tế bào khác mà không gây hiện tượng vỡ tế bào (tế bào máu).
Đông lạnh: Đông lạnh mẫu bằng tủ đông lạnh hay bằng nitơ lỏng. Phương pháp này có nhược điểm là làm mất dấu hiệu bệnh lý ở mô mẫu vật tuy nhiên đông lạnh không làm chết tế bào vi khuẩn và virus. Cần thực hiện thao tác đông lạnh nhanh để tránh nhiễm các vi khuẩn khác.
Cố định mẫu bằng hóa chất: Thường dùng phương pháp này cho các nghiên cứu về mô học. Quá trình cố định mẫu càng nhanh, các mô tế bào càng được giữ nguyên. Các mẫu vật có kích thước nhỏ sẽ ngấm hóa chất nhanh và định hình tốt. Những mẫu vật lớn cần được cắt nhỏ với độ dày khoảng 3-4mm. Hóa chất thường được sử dụng để cố định mẫu tôm là dung dịch Davidson’s có công thức như sau:

95% ethyl alcohol
Formalin

30ml
20ml

Acid acetic
Nước cất

10ml
30ml

Làm khô: lấy một giọt máu để lên lame kính, làm khô và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Ví dụ: có thể để mẫu máu trong không khí 1-2 ngày cho khô, nhúng vào methanol tuyệt đối trong 4 phút và để khô. Mẫu có thể được giữ rất lâu.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068