Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Tác động của thuốc và hóa chất lên động vật thủy sản

Động vật thủy sản là loài sống dưới nước , khác với động vật trên cạn , cơ thể vật chủ chịu tác động rất lớn của môi trường nước sinh sống , khi xảy ra bệnh trên động vật thủy sản phải xét đến yếu tố môi trường và các thuốc điều trị bệnh.

1.1. Tác động cục bộ và tác động hấp thu
Căn cứ vào sự phát huy tác động của thuốc, thuốc lưu lại bộ phận bôi hay tiêm hoặc

hấp thu vào trong cơ thể để xác định.
Tác động cục bộ: hiệu lực của thuốc được phát huy tại chỗ. Ví dụ: Bôi cồn iod có tác
dụng ngoài da…Tác động cục bộ không chỉ biểu hiện bên ngoài cơ thể mà còn biểu hiện bên trong cơ thể như thuốc trị bệnh đường ruột phát huy tác động trước khi được hấp thu vào máu.
Tác động hấp thu: hiệu lực của thuốc được phát huy khi thuốc được hấp thu vào hệ
tuần hoàn.
1.2. Tác động chính và tác động phụ
Khi sử dụng một loại thuốc nào đó có thể phát sinh 2 loại tác động:Tác động chính là

tác động chủ yếu của thuốc khi điều trị mong muốn. Tác động phụ là tác động kèm theo. Khi sử dụng thuốc cần đề phòng sự nguy hại của tác động phụ. Các nhà bào chế
thuốc tìm mọi cách để giảm tối thiểu các tác dụng phụ.
1.3. Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp
Tác động trực tiếp: chỉ phản ứng của thuốc phát sinh trực tiếp tại nơi thuốc tiếp xúc.

Tác động gián tiếp: chỉ phản ứng của thuốc ở bộ phận khác không do thuốc trực tiếp
tác động.
1.4 Tác động chuyên trị và tác động chữa trị
Tác động chuyên trị: tác động trên căn bệnh. Tác động chữa triệu chứng: chỉ làm mất

hoặc giảm triệu chứng bệnh, không có (hoặc có rất ít) tác động trên căn bệnh.
1.5 Tác động hiệp đồng và tác động tương kỵ
Hiệp đồng cộng (cộng lực bổ sung hay hiệp đồng bổ sung): (A+B) = (A) + (B). Hiệp

đồng nhân (cộng lực bội tăng hay hiệp đồng bội tăng): (A+B) > (A) + (B). Tương kỵ
nhau nếu chúng làm mất tác động của nhau hoặc gây thành chất độc. Tương kỵ sinh
lý: khi phối hợp sẽ gây hiện tượng sinh lý trái ngược nhau, làm triệt tiêu tác động của
nhau. Tương kỵ hóa học: khi phối hợp sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm mất tác động của nhau hoặc hợp thành chất độc nguy hiểm. Tương kỵ vật lý: khi kết hợp 2 chất ngoài cơ thể có sự xung khắc về vật lý làm mất tác dụng hoặc làm biến dạng thuốc.
*Ứng dụng của tác động tương kỵ trong điều trị và giải độc: Trong điều trị, không dùng những chất tương kỵ nhau. Trong khi đó, tác động giải độc thì thường dùng những chất đối kháng với chất độc để giải độc. Có 3 phương pháp:
+ Giải độc bằng phương pháp vật lý: là làm cho chất độc không được hấp thu hoặc hấp thu rất ít vào cơ thể, chứ không làm chất độc trở thành không độc.
+ Giải độc bằng phương pháp hóa học: là làm cho chất độc trở thành chất không độc bằng những phản ứng hóa học như kết tủa, oxy hóa, trung hòa.
+ Giải độc bằng phương pháp sinh lý: là dùng những chất có tác động sinh lý đối kháng nhau để làm mất tác động sinh lý đối kháng nhau để làm mất tác động độc.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645