Cá bệnh ăn ít, gầy yếu. Cá bệnh nặng thành ruột có những đốm trắng, gây hiện tượng viêm loét, làm thủng ruột cá. Cá bệnh nặng bơi xoay tròn “Whirling disease” trên mặt nước. Ở Việt Nam ít gặp trùng này.
Cá mắc bệnh trùng 8 tiên mao ( Octomitus ) rất gầy yếu, chúng bơi lội rất mau và trước khi chết nó hoạt động rất mạnh rồi ngừng lại. Đàn cá bệnh có màu sẫm và bụng phình to. Nếu mổ kiểm tra sẽ thấy trong ống tiêu hóa có rất nhiều Octomitus và vi khuẩn. Quá trình sau của bệnh làm cho bóng hơi bị viêm, thành dầy ra và gelatin hóa.
Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, mắt trũng sâu, mang nhợt nhạt. Truyền bệnh chủ yếu là nhờ đỉa cá: đỉa hút máu cá bệnh, ký sinh trùng vào cơ thể đỉa phát triển thành trùng màng ngắn 8 tế bào. Khi hút máu cá khỏe khác đĩa truyền trùng màng ngắn vào cá. Ở đó trùng phát triển thành trùng trưởng thành.
Bệnh nấm mang phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày trong phạm vi lớn có thể lây lan cho toàn bộ cá, nếu nước bẩn, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Nấm làm loét mang, làm rời các phiến mang cá, khiến cá khó thở, ngật ngạt. Bệnh cấp tính và thứ cấp tính làm chết cá khoảng 50%. Có trường hợp tỷ lệ chết còn cao hơn.
Bệnh nấm thủy mi thường phát sinh sau khi cá bị một loại bệnh nào xâm nhập trước như ngoại ký sinh trùng, bệnh đốm đỏ, bị thương do đánh bắt... hay khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi như mật độ cao, thức ăn thiếu, thời tiết quá lạnh làm cho cơ thể cá bị suy nhược, sức đề kháng yếu. Khi ấy sợi nấm mới có khả năng xâm thực, bám vào cơ thể cá để phát triển gây thành bệnh.
Bệnh gan thận mủ do vi khuẩn gây ra , cá gầy, mắt hơi lồi. Cá bệnh nặng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước và tỉ lệ chết cao. Dấu hiệu bệnh bên ngoài không rõ ràng Bệnh mủ gan thường xuất hiện vào mùa lũ và cao điểm vào tháng 7, 8. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, bệnh này xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm